HỌC CÁCH LẮNG NGHE CON SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY

CÙNG HỌC CÁCH LẮNG NGHE CON VỚI SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY YOUSCAN

Kỹ năng giúp ba mẹ giao tiếp với con cái hiệu quả hơn là gì? Hãy cùng sinh trắc học dấu vân tay Youscan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Lắng nghe tích cực là công cụ rất hữu ích cho các bậc cha mẹ có thể giao tiếp với con hiệu quả hơn, đồng thời làm cho cha mẹ gần gũi và gắn bó với con hơn.Những điều cơ bản về lắng nghe tích cực.

Lắng nghe tích cực không đơn thuần chỉ là việc nghe con trò chuyện. Lắng nghe tích cực được hiểu qua các dấu hiệu sau:

• Bạn ở vị trí gần với con hơn khi con nói chuyện
• Bạn nhìn con khi con đang nói
• Bạn sẽ không xen ngang và đợi con nói hết câu chuyện
• Bạn không đặt câu hỏi để xen ngang làm đứt mạch câu chuyện con đang kể
• Bạn sẽ cố gắng hiểu thông điệp con đang cố gắng truyền tải đến bạn
• Bạn tập trung chủ yếu vào điều con đang nói, chứ không phải suy nghĩ về điều bạn sẽ nói tiếp theo sau khi con nói
• Bạn cho con bạn thấy rằng bạn đang lắng nghe và hiểu con đang nói bằng việc gật đầu đồng ý, mỉm cười hay thỉnh thoảng nói vài câu kiểu như “Uhm, ba hiểu”.

sinh trắc học dấu vân tay

Lắng nghe không đồng nghĩa với việc đồng ý về mọi vấn đề. Bạn có hiểu điều người khác nói mà không cần phải đồng thuận về mọi điều họ chia sẻ.

Một yếu tố quan trong nhất giúp củng cố mọi mối quan hệ trong đời sống là kỹ năng giao tiếp. Và để giao tiếp tốt, điều đó phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng lắng nghe của bạn. Sau đây là một số ý tưởng giúp bạn cải thiện kỹ năng lắng nghe:

1. Tập trung vào thời điểm và không gian hiện tại

Điều đó có nghĩa là bạn tập trung 100% và không suy nghĩ chuyện gì khác ngoài vấn đề mà con trẻ đang nói chuyện với bạn
Bạn hãy hình dung như thế này. Bạn sẽ cảm giác thế nào nếu như bạn đang nói chuyện với ai đó và họ cứ mải xem ti vi hay nhắn tin?! Và bạn sẽ cảm giác thế nào nếu khi bạn đang nói, người đối diện cảm thấy hứng thú và chú ý lắng nghe?!
Cảm giác của bạn trong những tình huống này cũng giống như cảm giác của con cái khi chúng nói chuyện với bạn.
Hãy thể hiện cho con thấy rằng bạn sẵn sàng dành thời gian để nghe con nói và bạn cũng rất hứng thú và quan tâm đến điều con đang chia sẻ.

2. Cố gắng thấu hiểu con

Bạn có tập trung điều con đang nói không, hay bạn đang suy nghĩ xem bạn nên nói với con điều gì kế tiếp? Khi bạn suy nghĩ, bạn có bỏ lỡ chi tiết quan trọng nào trong câu chuyện của con không? Con đang muốn nói với bạn điều gì và tại sao con lại muốn bạn biết chuyện đó?

3. Hãy thể hiện cho con thấy bạn đang cố gắng hiểu điều con nói

Hãy tóm tắt lại những điểm chính mà con trình bày và bạn nghĩ như thế nào về cảm xúc của con. Hãy cố gắng diễn tả lại điều con nói bằng ngôn từ của bạn. Ví dụ, “Con cảm thấy khó chịu vì ba đã không cho con biết trước kế hoạch của tuần này, ba hiểu điều đó”.

Cố gắng tránh đưa ra những lời đánh giá của bạn. Ví dụ như:
• Đánh giá – “Nghĩa là con muốn đi chơi về trễ”
• Không đánh giá – “Nghĩa là con muốn đi chơi đến nửa đêm”

Sau đó, bạn hãy khơi gợi để con có thể chia sẻ nhiều hơn về điều con suy nghĩ và cảm xúc của con. Khi bạn lắng nghe tích cực và lặp lại điều con nói, điều đó sẽ thôi thúc con cái chia sẻ nhiều hơn, bởi vì con có thể sẽ muốn giải thích nhiều hơn điều con đang nghĩ hay chia sẻ nhiều hơn để bạn hiểu chính xác hơn điều con muốn truyền tải đến bạn.

Ba mẹ đã biết cách lắng nghe con đúng cách chưa? Hãy chia sẻ ngay với sinh trắc học dấu vân tay Youscan nhé!

LỢI ÍCH CỦA SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY ĐỐI VỚI CON TRONG ĐỘ TUỔI ĐI HỌC

>