CHA MẸ ĐÃ TÌM THẤY “TRÍ THÔNG MINH” NỔI TRỘI CỦA CON MÌNH CHƯA?

CHA MẸ ĐÃ TÌM THẤY “TRÍ THÔNG MINH” NỔI TRỘI CỦA CON MÌNH CHƯA?

Xưa nay, các bậc phụ huynh đều đã nghe đến khái niệm “trí thông minh”. Tuy nhiên, nó không phải là 8 loại hình thông minh như theo khoa học nghiên cứu, mà chúng ta hay được nghe về thông minh logic – toán học (IQ). Chính vì vậy trong trường học ba mẹ hay đề cao những bạn học giỏi toán, giỏi logic mới là thông minh. Nhưng thực tế thì không phải như thế đâu ba mẹ ạ.

Theo thuyết Đa thông minh của Ts. Howard Gardner có tới tận 8 loại hình thông minh. Mỗi bé đều nổi trội một vài trí thông minh trong 8 loại hình thông minh đó. Đây là những khía cạnh rất hữu ích trong việc phát hiện và phát triển khả năng của bé. Đặc biệt, ngay từ khi còn nhỏ ba mẹ nên quan sát xem trẻ có những trí thông minh nào nổi trội và giúp bé nuôi dưỡng đúng hướng và đinh hướng nghề nghiệp sau này. Qua một vài đặc điểm nhận dạng dưới đây, ba mẹ hãy xem con mình có trí thông minh nào nhé!

1. Trí thông minh ngôn ngữ

Những bé sở hữu loại hình trí thông minh này thường có sự yêu thích đặc biệt với từ ngữ. Bé có khả năng ghi nhớ tốt sự kiện, đọc nhanh, viết nhanh hơn những trẻ khác.

Trẻ có thể học tập thông qua ngôn ngữ, lời nói

– Nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ

– Bé thích thú với việc kể chuyện và viết lách.

– Thích đọc, thơ ca, truyện cười và thích thú khi chơi với các trò đố chữ, giải đáp các câu đố.

2. Trí thông minh suy luận, tư duy

Biểu hiện thường gặp ở những bé có khả năng về logic, toán học là khả năng tính toán và suy nghĩ logic. Những trò chơi yêu thích của bé thường thiên về những con số, đồ chơi xếp hình khối, lắp ghép…Trẻ có thể học tập thông qua phân tích logic, toán học (logical)

– Thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình, làm các thử nghiệm.

Có kỹ năng lập luận tốt và biết đặt các câu hỏi có tính logic.

– Thích các trật tự và những chỉ dẫn tuần tự từng bước.

3. Trí thông minh không gian, thị giác

sinh trắc dấu vân tay

Loại hình trí thông minh không gian thường biểu hiện ở những bé thích thú với việc tìm đường trong mê cung, các mô hình kiến trúc, đồ chơi lắp ghép, xếp hình. Bé có khả năng cảm nhận, nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau, và đặc biệt “nhạy cảm” với những chi tiết trực quan cụ thể.

Trẻ có thể học tập thông qua thị giác, hình ảnh (visual)

– Thích tạo ra các hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác.

– Hay mơ mộng

– Có năng khiếu về nghệ thuật.

4. Trí thông minh âm nhạc, thính giác

Không cần thiết phải biểu hiện bằng khả năng ca hay hát giỏi, những bé sở hữu trí thông minh về âm nhạc có khả năng ghi nhớ và bắt chước giai điệu rất nhanh. Bé rất thích thú với âm thanh, và thường xuyên nhún nhảy theo nhạc.

Bé là người có thể học tập thông qua âm nhạc (musical)

– Thích chơi các nhạc cụ, thích hát hò, gõ trống

– Thích các âm thanh như giọng nói, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ nhạc cụ

– Học dễ dàng hơn nếu có bật nhạc hoặc có các vật gì đó gõ nhịp, nhớ bài học tốt hơn nếu được nghe và được học bằng việc đọc thành lời.

5. Trí thông minh vận động

Xuất hiện ở những bé hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo. Những bé có khả nặng vận động tốt thường biết đi sớm hơn, khả năng cầm nắm, điều khiển hoạt động cơ thể cũng tốt hơn.

Trẻ có thể học tập thông qua vận động (physical)

– Bé khỏe mạnh và năng động.

– Thích đóng kịch, khiêu vũ, thể hiện bản thân với những hành động và chuyển động của cơ thể.

– Học tập thông qua các chuyển động của cơ thể và thông qua việc chạm vào và cảm giác về sự vật.

– Sử dụng các chuyển động, cử chỉ, điệu bộ và các biểu hiện cơ thể để học hỏi và giải quyết vấn đề.

6. Trí thông minh tương tác

Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng giao tiếp tốt, nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi vấn đề. Mẹ sẽ nhận thấy bé có khả năng hòa nhập và tương tác khá tốt với mọi người, thậm chí với những người lần đầu gặp mặt.

Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng ngoại (extrovert)

– Trẻ là người thích giao tiếp xã hội.

– Có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người khác.

– Là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm.

– Có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những người khác.

7. Trí thông minh nội tâm

Trẻ có trí thông minh nội tâm hay còn gọi là năng lực tự nhận biết bản thân thường hiểu rõ cảm xúc của bản thân và có thể biểu đạt mong muốn của mình thông qua nhiều cách diễn đạt cảm xúc khác nhau.

Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng nội (introvert)

– Thích làm việc độc lập

– Biết tự động viên, khuyến khích bản thân và thích các hoạt động một mình.

– Thường tách ra và không đi theo xu hướng của đám đông.

– Có khả năng hiểu cảm xúc, động lực và tâm trạng của mình.

8. Trí thông minh tự nhiên

Với loại hình trí thông minh này, bé sẽ thể hiện sự thích thú của mình với những loại động – thực vật tự nhiên, sự thay đổi thời tiết, khí hậu… Ngay từ nhỏ, bé cưng đã có thể ghi nhớ và nhận dạng rất nhiều loài cây cối, và động vật khác nhau.

Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động thực tế (existential).

– Thích quan sát, tò mò về các hiện tượng xung quanh

– Thích thử nghiệm các hoạt động mới mẻ.

– Có khả năng thích ứng tốt với những môi trường khác nhau

sinh trắc học vân tay

Trẻ học bằng mắt nhanh hơn học bằng tai và vận động

Tóm lại, đã là Ngựa thì sẽ không thể bơi giỏi như Cá, đã là Vịt thì không thể bay giỏi như Đại Bàng.

Albert Einstein nói “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, con cá đó sẽ dành cả cuộc đời còn lại để tin rằng nó là một đứa ngu đần”.

Mỗi bé đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Việc tìm ra và phát huy cái mạnh cho con là điều cực kỳ cần thiết. Ba mẹ nào muốn tìm hiểu xem con mình nổi trội trí thông minh nào thì hãy liên hệ ngay với Youscan để làm sinh trắc vân tay cho con nhé.

Đăng ký TẠI ĐÂY

>