Ba bước để bố mẹ vượt qua cơn giận dữ

Ba bước để bố mẹ vượt qua cơn giận dữ

Trong quá trình tư vấn bài phân tích vân tay, Youscan gặp nhiều gia đình mà trong đó các ông bố, bà mẹ rất nóng tính, cá tính mạnh và hay mắng con cái. Nếu đó là những đứa trẻ có thính giác tốt, thì những ngôn từ, giọng điệu của bố mẹ những lúc giận dữ sẽ ảnh hưởng đến chúng rất nhiều và có thể ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ khi lớn lên. Vì vậy, mình chia sẻ một đoạn trích trong cuốn sách “Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành” về ba bước để vượt qua cơn giận. Mong các bậc cha mẹ ứng xử với con đúng cách; không chỉ áp dụng với trẻ, chúng ta có thể áp dụng trong cuộc sống vợ chồng, các mối quan hệ khác.
Con cái có thể làm chúng ta nổi cáu, nhưng chúng ta lại cố tỏ ra bình tĩnh và cảm thông. Đến một lúc nào đó, chúng ta không còn đủ kiên nhẫn và cơn giận bùng lên, ví như khi nhìn thấy phòng ngủ lộn xộn của con chẳng hạn: “Sao để phòng bẩn, bừa bộn thế này. Đã bảo bao nhiều lần rồi. Con…. Bla bla”; Và những lúc đó thường thì chúng ta cao giọng, dùng từ ngữ công kích khiến đứa trẻ bị tổn thương. Kiên nhẫn là một phẩm chất tốt. Nhưng chưa chắc lúc nào cũng hiệu quả. Đôi khi, sự giận giữ của chúng ta, nếu biết thể hiện, lại có hiệu quả trong việc dạy bảo trẻ hơn. Làm thế nào mà trẻ không bị tổn thương, vẫn cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ và vẫn nhận được bài học???
Ba bước để vượt qua cơn giận.
 
Đầu tiên, chúng ta cần thừa nhận những thực tế sau:
– Đôi khi chúng ta sẽ nổi giận với trẻ.
 
– Chúng ta có quyền được nổi giận mà không cần phải cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ.
 
– Chúng ta có quyền bộc lộ cảm xúc của mình. chúng ta có thể thể hiện cảm xúc giận dữ miễn là không công kích nhân cách của trẻ.
Bước 1: Cần xử lý những cảm xúc hỗn loạn khác nhau mà chúng ta cảm thấy bằng cách gọi tên chúng thật rõ ràng. Hành động này truyền một lời cảnh báo để báo trẻ cảnh giác và kịp thời sửa chữa lỗi lầm. Hãy bắt đầu bằng đại từ Bố/mẹ: “Bố/mẹ cảm thấy rất khó chịu” hoặc “Bố/mẹ đang phát cáu lên rồi đấy.
Bước 2: Nếu những lời tuyên bố ngắn gọn và vể mặt nghiệm khắc không làm bạn nguôi ngoai, chúng ta sẽ tiến tới bước thứ hai: Thể hiện sự tức giận với cường độ mạnh hơn:
“Bố/mẹ giận lắm.”
“Bố/mẹ rất giận con.”
“Bố/mẹ rất rất giận con.”
“Bố/mẹ đang phát điên lên vì con đây.”
Nhiều khi, những lời nói đơn giản thể hiện đúng tâm trạng của chúng ta (mà không cần giải thích) lại ngăn được đứa trẻ khỏi hành vi xấu. Nhưng đôi khi nó chỉ là bước đệm để chúng ta tiến hành bước ba.
Bước 3: Nói ra lý do khiến chúng ta tức giận, mô tả phản ứng trong nội tâm và những hành động mà chúng ta muốn làm:
“Nhìn thấy cả giầy, tất, áo sơ mi rồi áo len bày bừa ra khắp sàn nhà thế này mẹ rất giận,Mẹ đang tức điên lên đây. Mẹ chỉ muốn mở cửa sổ và vứt tất cả đống lộn xộn này ra đường thôi.”
 
“Nhìn thấy con đánh em mẹ giận lắm. Trong lòng mẹ đang giận điên lên đây. Mẹ bắt đầu sôi máu rồi đấy. Mẹ sẽ không bao giờ để con đánh em nứa đâu.”
 
“Nhìn thấy các con chạy hết khỏi bàn để đi xem ti vi, để lại mẹ với đống bát đĩa xoong chảo bẩn, mẹ cảm thấy tức tối vô cùng! Mẹ phát điên lên mất! Mẹ chỉ muốn đập vỡ hết chúng thôi!”
 
“Mẹ gọi con xuống ăn cơm mà con không xuống, mẹ giận lắm. Mẹ đang rất giận đây này. Mẹ đã nấu nhiều đồ ăn ngon thế này, mẹ muốn nhân những lời khen ngợi chứ không phải sự khó chịu thế này.”
Phương pháp này cho phép cha mẹ xoa dịu cơn giận mà không gây hậu quả đáng tiếc nào. Ngược lại, nó dạy cho trẻ bài học quan trọng để thể hiện sự giận dữ một cách an toàn. Trẻ sẽ hiểu ra rằng sự giận dữ không phải là điều gì ghê gớm và có thể được xoa dịu mà không cần phải làm hỏng thứ gì. Để trẻ tiếp thu được bài học này, cha mẹ cần thể hiện cơn giận đúng cách và cần hướng dẫn trẻ những cách thể hiện cảm xúc chín chắn hơn.

Hãy theo dõi các kiến thức hữu ích cho sự phát triển của con thông qua các bài viết hàng ngày của Youscan nhé.

Ba mẹ cần tham khảo thêm về dịch vụ sinh trắc vân tay thì click vào link sau ạ http://phantichvantay.vn

>