BA MẸ ĐÃ BIẾT CÁCH TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ CHO BÉ NHÀ MÌNH CHƯA Ạ?

BA MẸ ĐÃ BIẾT CÁCH TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ CHO BÉ NHÀ MÌNH CHƯA Ạ?

“Trí nhớ không phải là trí tuệ nhưng không có trí nhớ thì làm sao có được trí tuệ?”

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Vậy nên việc tăng cường trí nhớ cho con là điều vô cùng quan trọng ba mẹ ạ. Và để giúp ba mẹ trong việc tăng cường trí nhớ của con thì em xin đưa ra một vài lời khuyên cho ba mẹ nhé ạ:

1. Cảm hứng là người thầy tốt nhất

Ba mẹ chắc không khó để nhận thấy nếu có hứng thú với điều gì thì con sẽ nhớ rất nhanh, rất kỹ. Có những phụ huynh, khi vừa nhìn thấy kết quả học tập của con không tốt liền quát mắng, bắt con phải ngồi vào bàn học ngay lập tức. Nhưng họ đã quên mất rằng lúc đó tinh thần của con không được thoải mái và trí nhớ chắc chắn sẽ không tốt. Bởi vậy, muốn giúp con nâng cao trí nhớ việc đầu tiên là phai tạo cảm hứng học hành cho con. Chỉ cần trẻ tự giác học thì chắc chắn trí nhớ sẽ rất tốt. Bởi lẽ hoàn cảnh và tinh thần dễ thúc đẩy việc ghi nhớ. Trẻ càng nhỏ ba mẹ càng phải chú ý tới cảm hứng học tập cho con.

Ví dụ như với những bạn nhỏ học tập thông qua vận động, thì ba mẹ nên chuyển những kiến thức khô khan thành những trò chơi đố vui thú vị, dễ nhớ. Hay những bạn học qua hình ảnh ba mẹ có thể minh họa kiến thức thông qua tranh ảnh hoặc giáo cụ trực quan chắc chắn khi đó các bé sẽ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ được lâu và nhiều kiến thức hơn là ép bé ngồi một chỗ rồi nhồi nhét kiến thức vô đầu bé. Hiệu quả sẽ rất thấp.

2. Hiểu rõ là cơ sở của trí nhớ

Hiểu rõ là bước tiếp theo của việc rèn luyện trí nhớ, là tiền đề cơ bản của trí nhớ. Một nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức H.Ebbinghaus trong lần đầu tiên làm thí nghiệm về trí nhớ đã phát hiện ra để ghi nhớ 12 âm tiết vô nghĩa cần nhắc đi nhắc lại 25 lần; để nhớ 36 âm tiết vô nghĩa cần nhắc đi nhắc lại 54 lần; nhưng để ghi nhớ 480 âm tiết trong 6 bài thơ chỉ mất 8 lần. Thí nghiệm này đã chứng tỏ rằng, khi đã hiểu nội dung thì sẽ nhớ rất nhanh, lâu và đầy đủ. Ngược lại, nếu chỉ học một cách máy móc thì cũng chỉ phí công vô ích. Vì vậy, ba mẹ hãy giúp con hiểu được nội dung của vấn đề khi đó con mới có thể ghi nhớ nhanh được. Nếu con vẫn chưa nắm chắc các kiến thức đã học, bố mẹ cần kiên nhẫn giảng giải cho con hiểu. Chỉ có hiểu kỹ càng nội dung cần nhớ thì con mới có thể nhớ kỹ nhớ lâu.

3. Để con nắm chắc quy luật ghi nhớ

Ghi nhớ cũng có quy luật của nó, quy trình của nó sẽ là tiếp nhận, lưu giữ, hiểu rõ, tái nhận biết và tái hiện lại. Qua đó chúng ta thấy tiếp nhận là giai đoạn đầu của ghi nhớ. Lưu giữ là khâu quan trọng thứ nhất, hiểu rõ là điều kiện quan trọng để lưu giữ, tái nhận biết và tái hiện là phản ứng bên ngoài của trình độ và chất lượng ghi nhớ. Thông thường những kiến thức mới học phải được ôn tập nhiều lần mới nhớ.

4. Để con nắm vững một số biện pháp ghi nhớ chính xác và có hiệu quả.

Có một vài cách ghi nhớ Youscan muốn gợi ý cho ba mẹ

– Cách ghi nhớ thông qua liên tưởng: Đây là cách để các kiến thức cần ghi nhớ có mối liên hệ với nhau, từ đó giúp nhớ dễ dàng và lâu hơn. Cách nhớ liên tưởng phù hợp với những đứa trẻ học hành thông qua hình ảnh. Những bạn học thông qua hình ảnh thường dễ dàng tưởng tượng mình đang trong hoàn cảnh nào, tưởng tượng ra những hình ảnh liên quan tới bài học và link chúng với nhau một cách dễ dàng.

– Cách nhớ đa cảm quan: Đó là việc kết hợp tất cả những giác quan như tai nghe, miệng đọc, mắt nhìn, tay viết và đầu nghĩ cùng một lúc để ghi nhớ sự vật. Cách ghi nhớ này thường dễ áp dụng cho những bé thích vận động. Bé sẽ dễ dàng nhớ kiến thức khi ba mẹ biết cách chuyển đổi kiến thức khô khan thành những trò chơi vận động để bé có thể vận dụng hết những cảm quan, hành động của cơ thể vào để ghi nhớ.

– Cách ghi nhớ quy nạp: Là cách tổng kết, phân loại, sắp xếp các kiến thức nhỏ lẻ, hỗn độn thành một hệ thống có kết cấu được ghi nhớ trong bộ não. Cách ghi nhớ này có thể đạt được mục đích tìm nét tương đồng trong sự khác biệt, liên kết các sự vật tưởng không có mối liên kết nào thành một khối để ghi nhớ.

– Cách ghi nhớ học thuộc: là cách biến các nội dung cần học áp vần với nhau hoặc thành các câu đọc dễ thuộc để nâng cao tính hiệu quả của việc ghi nhớ. Đây là cách sắp xếp các nội dung cần nhớ với số lượng nhỏ nhất, mật độ thông tin dày để giảm tải trí nhớ cho bộ não.

=> Một trí nhớ tốt rất quan trọng đặc biệt với các bé. Càng sớm rèn luyện trí nhớ cho bé càng giúp bé có khả năng ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Từ đó có thể giúp bé phát triển nhanh trong học tập.

Xin ba mẹ lưu ý, việc tăng khả năng ghi nhớ không thể giải quyết được trong chốc lát. Chị nên nói cho con hiểu rằng: nếu ngày thường không chịu bỏ thời gian rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, dành rất ít thời gian cho việc ôn lại kiến thức đã học, đến lúc sắp thi mới vội vàng ôn thi thì không thể nào đạt được kết quả cao trong học tập.

Website tham khảo: http://phantichvantay.vn/

>