Chiến lược “C-K-D” – Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật

Chiến lược “C-K-D” – Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật

Kỷ luật con: chiến lược kỷ luật 3 bước sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn

Tại phòng tư vấn của tôi, một người mẹ kể:

Chị đang chuẩn bị cho đứa con gái nhỏ ăn. Chị và bé vừa đi ra ngoài cả buổi sáng và nó đang rất đói. Ngay khi chị vừa đút 1 thìa bột vào mồm con thì đứa con trai của chị chạy thẳng vào bàn ăn của em với chiếc máy bay của mình, làm em sợ, nuốt vội và bị sặc. Chị rất hốt hoảng. Dù con trai chị có nhìn thấy em nó bị sặc như vậy, nó vẫn tiếp tục trêu em. Chị bảo con thôi ngay để mẹ cho em ăn. Dù nói như thế nào nó cũng không chịu dừng. Chị điên lên, đứng phắt dậy và đi đến phía nó. Chị hét vào mặt con “DỪNG LẠI”!

Sự cáu giận đó đã đem lại kết quả: nó dừng lại. Nhưng cùng với đó, chị nhìn thấy cả sự ngạc nhiên pha lẫn với buồn bã và đau khổ. “Tại sao mẹ lại hét vào mặt con?” Nó vừa khóc vừa hỏi.

                                        Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật - Chiến lược “C-K-D”

Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật – Chiến lược “C-K-D”

Chị trải lòng, “Tự dưng, tôi thấy thật kinh khủng, cảm giác mình là 1 người mẹ tồi. Tại sao tôi làm thế với con mình? Tôi sẽ cho cô biết tại sao, bởi vì tôi đã mệt mỏi, căng thẳng, phải lăn vào bếp nấu ăn cho cả nhà, và đang rất đói. Tôi đã gần như sắp hết “pin”. Tôi cảm thấy mình là 1 bà mẹ cộc cằn với con cái, luôn bận rộn và không có thời gian để “tiếp nhiên liệu” bản thân mình. Đó là 1 sự tràn ly của việc rất nhiều căng thẳng liên tục và tôi đã hoàn toàn kiệt sức.”

Vấn đề là: Không ai hoàn hảo cả.

Tôi bảo chị, ngay cả tôi và các tiến sĩ đã dạy tôi trong các chương trình Phát triển tâm lý trẻ em, thực sự chúng tôi không hoàn hảo! Chúng tôi hơn bạn ở 1 điểm là BIẾT các chiến lược, tôi BIẾT những gì sẽ đem lại kết quả, tôi BIẾT những nghiên cứu thực hành làm cha mẹ tích cực nào có thể hỗ trợ trong trường hợp này.
Tuy nhiên, BIẾT phải làm gì là 1 chuyện, việc quan trọng là TRỞ THÀNH người cha mẹ tích cực như vậy, ngay cả trong trường hợp mình bị căng thẳng hoặc “hết pin”. Nó đòi hỏi sự luyện tập, tính kiên trì và sự mong muốn phát triển bản thân của bạn.

Việc làm cha mẹ là một cuộc hành trình tự phát triển. Trên thực tế, đây là giai đoạn phát triển bản thân khó khăn nhất mà chúng ta sẽ phải trải qua. Những đứa trẻ của chúng ta sẽ thúc đẩy chúng ta hoàn thiện theo cách mà không ai trên thế giới này có thể làm được. Chúng ta trưởng thành và học những điều đó song song với quá trình con lớn lên. Chúng ta cần công cụ, sự nhắc nhở, động viên, và cả nguồn cảm hứng để giúp chúng ta phát triển và TRỞ THÀNH người đó.

Đây là những gì tôi đã tư vấn cho khách hàng của mình để chị thoát khỏi tình trạng hiện tại (một bà mẹ cộc cằn) và trở thành 1 người mẹ tích cực, vui tươi.

Chiến lược “C-K-D” thay vì phản ứng: Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật

1. Công nhận

Bước đầu tiên trong việc thay đổi hành vi của con bạn là phải đồng cảm với những gì chúng đang trải qua. Để làm điều đó một cách chắc chắn, trước hết chúng ta phải thừa nhận những gì chúng cảm thấy.

Hãy cúi/ ngồi thấp ngang tầm mắt của con và hỏi xem con đang cảm thấy như thế nào hoặc con có nhận ra thực sự con muốn gì hay muốn làm gì không? Với những trẻ còn bé, bạn có thể kể tên những cảm xúc đó thay con.

“Bố/mẹ thấy con đang cố gắng để có được sự chú ý của em, của mẹ đúng không? Con muốn chơi với em hay muốn mẹ ra chơi với con?

“Mẹ thấy con đang nổi cáu với các bạn. Có phải con đang cảm thấy khó chịu trong người không?”

“Mẹ thấy con buồn vì đã đến giờ chúng ta phải đi về. Có phải con cảm thấy buồn vì phải về, không được chơi nữa không? “

Hãy lắng nghe câu trả lời của con và sau đó thể hiện sự đồng cảm với con. Bạn có thể nói, “thật là đau”, “thật là khó chịu”, “thật là buồn” hoặc “Bố/ mẹ cũng đã từng cảm thấy như vậy trước đây.”

Nêu lên được cảm xúc của trẻ giúp chúng hiểu được cảm xúc và dẫn đến các hành vi đồng cảm và tích cực hơn, đặc biệt là ở các bé trai. Nói về cảm xúc cũng gắn liền với việc chia sẻ và giúp đỡ định hình các hành vi tốt hơn ở trẻ (dù bé mới ở độ tuổi mới chập chững biết đi, và bạn nghĩ chúng chưa biết gì). Khi bạn bắt đầu cuộc nói chuyện về cảm xúc, bạn đang lắng nghe trái tim của chúng. Đáp lại, chúng sẽ cảm thấy thật an toàn khi thể hiện những cảm xúc đó với bạn.

Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật - Công nhận

Chiến lược “C-K-D” – Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật – Công nhận

2. Kết nối

Sau khi nhận thức được cảm xúc của con, đã đến lúc bạn kết nối với con và giúp con giải toả cảm xúc của mình. Hãy kết nối với con bạn trước (trước khi sửa hành vi của chúng hoặc yêu cầu chúng thay đổi hành vi) điều này sẽ làm cho chúng muốn hợp tác hơn.

Chìa khoá là để cho con thấy rằng bạn chấp nhận và yêu quý chúng, ngay cả khi chúng có cảm xúc mạnh. Bạn không cần phải chấp nhận hành vi của chúng, nhưng chúng ta sẽ nói về điều đó trong bước thứ ba. Bạn cần phải giúp chúng quản lý những cảm xúc mạnh này.

Bạn vỗ nhẹ vào lưng con – thể hiện rằng bạn cảm thông, làm nhẹ đi cảm xúc, và kết nối với con:“Mẹ ở đây với con rồi. Chúng ta cùng chia sẻ nào:

“Con đang thực sự thất vọng và con có muốn dậm chân thật mạnh như một con voi không? Để giải toả cảm xúc ấy? Hay con có muốn 1 cái ôm không? (Hỏi như vậy, bạn đang chỉ cho con một cách để giải toả cảm giác bức bối, sự thất vọng bên trong của con và kết nối tình cảm với con).

“Con thấy buồn vì chúng ta không được chơi nữa và sắp phải đi về đúng không? Con có muốn một cái ôm không?” (Bạn đang phân tán/ chia sẻ cảm xúc của con thông qua một cái ôm giảm căng thẳng).

Một cái ôm có thể có sức mạnh to lớn. Nó đã được chứng minh là “tấm đệm giảm chấn” chống lại sự căng thẳng, đặc biệt là 1 cái ôm từ mẹ.

Chiến lược này cực kỳ hữu hiệu khi trẻ còn bé và đang cáu giận. Sau khi được ôm, sự căng thẳng của con vỡ oà thành cơn khóc nức nở và sự cáu giận sẽ dần dịu đi. Lúc này, cha mẹ đừng mắng con là “không được khóc!” hay “nín đi!” mà hãy để cho con giải toả căng thẳng trong vòng tay của bạn.

Chỉ riêng việc “Kết nối” thôi đôi khi cũng đã giải thoát con bạn khỏi cơn thịnh nộ bên trong chúng.
Bằng hai bước này, bạn đã lắng nghe và kết nối với con trong thời khắc rối loạn tình cảm. Đây là 2 bước để giúp con bạn xử lý với những phản ứng của chúng. Bạn đã phân tán sự căng thẳng và đưa con trở lại trạng thái bình tĩnh hơn. Công nhận và Kết nối thường xảy ra đồng thời. Khi bạn thừa nhận cảm xúc của con, bạn đã cho con 1 “cửa xả” để cảm xúc trong con có thể được “trào” ra với bạn. Bạn giúp con có 1 kênh để thể hiện cảm xúc đó. Bạn là một đường dẫn để con đến được với nấc thang cao hơn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Và khi bạn làm điều đó, bạn đang giúp củng cố những liên kết thần kinh và cảm xúc mong manh trong bộ não bé nhỏ và chưa trưởng thành của con.

Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật - Kết nối

Chiến lược “C-K-D” – Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật – Kết nối

3. Dạy bảo

Để trẻ thay đổi hành vi của chúng là giới thiệu “tính kỷ luật” theo cách khiến con bạn muốn thay đổi. Khi trẻ cảm thấy được trao quyền, chúng sẽ có động lực nội tại để thay đổi hành vi thay vì bạn kiểm soát hành vi bên ngoài thông qua sự đe dọa và sợ hãi. Theo các nghiên cứu về tâm lý học, Thương lượng (đàm phán) và Đưa ra lý do (lý lẽ) là hai chiến lược hiệu quả nhất trong hầu hết các tình huống.

Việc trẻ hành động cũng thay đổi theo độ tuổi. Từ khoảng 18 tháng đến 5 năm, sự chống lại trực tiếp giảm đi, nhưng sự từ chối ở mức độ đơn giản và nhu cầu thương lượng gia tăng theo độ tuổi. Những trẻ 5 tuổi thường dùng sự đàm phán 1 cách thường xuyên (chứ không phải là chống đối hay từ chối) thì ít khả năng có các vấn đề về hành vi tâm lý, như sự rối loạn do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài hơn những trẻ khác.

Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật - Dạy bảo

Chiến lược “C-K-D” – Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật – Dạy bảo

Việc thương lượng và đưa ra lý lẽ bằng cách cho con một vài lựa chọn, thỏa hiệp trong khi vẫn đặt ra các giới hạn, dạy bảo con trong khi vẫn trao quyền cho con, có cả hiệu quả tức thời tại thời điểm sử dụng và ảnh hưởng tốt tới sự phát triển toàn diện của con bạn về lâu dài.

Dạy con thông qua Thương lượng:

“Sắp đến giờ chúng ta cần phải đi rồi con, chúng ta đã chơi rất thoải mái rồi! Con hãy chọn một điều cuối cùng mà con muốn làm và chúng ta sẽ đi về. Lần sau chúng ta sẽ chơi lâu hơn.

Dạy con thông qua việc đưa ra lý lẽ/ lý do:

Hãy đặt mình vào tình huống của người khách hàng của tôi, và bạn thử hỏi con:

– “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ hét lớn khi em con đang ăn? Nếu có ai đó làm con sợ hãi khi con đang ăn?”
– Con bạn sẽ trả lời” Có lẽ em ấy sẽ không ăn nữa. “
– “Đúng rồi, và sau đó em sẽ bị bệnh, đúng không?”
– “Vâng, con không muốn em bị bệnh “.
– “Ừ, mẹ biết con không muốn, nhưng bây giờ chúng ta biết phải làm gì khi em ăn chứ? Và CON sẽ nhớ điều này cho lần tới nhé! CON sẽ là người để đảm bảo mọi thứ đều yên lặng khi em ăn. Đó là nhiệm vụ mới của con nhé! Đồng ý không?”

Dạy con thông qua việc nghỉ ngơi:

“Chúng ta không thể xô đẩy các bạn trong sân chơi, ngay cả khi chúng ta đang bực bội, buồn chán. Chúng ta có thể làm gì với sự bực bội này nhỉ? Dậm chân thật mạnh được không? Hay là vẫy vẫy cánh tay? Hay chúng ta “thổi” nỗi tức giận đó vào 1 quả bóng bay và vứt nó đi nhé? Chúng ta hãy ra kia nghỉ ngơi 1 chút cho đến khi chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, được không con?”

Chiến lược “C-K-D” - Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật

Chiến lược “C-K-D” – Giải pháp 3 bước dễ dàng để rèn con kỷ luật

Đôi khi, việc Công nhận, Kết Nối và Dạy bảo diễn ra liên tiếp nhau.

Ví dụ, bạn đang thấy con mình đánh 1 đứa trẻ khác trong công viên, bạn đi tới, nắm lấy tay con để dừng hành vi đó lại (Kết nối), cùng lúc đó bạn nói “Mẹ có thể nhìn thấy con đang tức giận”(Công nhận/ Nhận thức), tiếp theo đó là Dạy bảo, “Con có thể giận dữ và dậm chân mạnh như một con voi, nhưng đánh bạn là không tốt. Chúng ta hãy ra đây nghỉ ngơi một chút nào”.

Sau đó, việc tiếp theo mà bạn phải làm với tư cách là 1 người cha/ mẹ là hãy hít thở 1 hơi và quên chuyện đó đi. Trẻ con rất giỏi trong việc quên đi các sự kiện, nhưng người lớn chúng ta thì không. Chúng ta hay giữ lại trong đầu các sự vụ tương tác khó khăn (thường là vì chúng ta luôn suy ngẫm “Tôi nên xử lý như thế nào trong trường hợp này? Tôi vừa xử lý như vậy có ổn không?”).

Với C-K-D, bạn sẽ tự tin hơn trong các hành động của mình và điều đó sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và sáng suốt hơn để xử lý những chỉ trích từ nội tâm của bạn.

Khi bạn ngẫm việc rèn con tính kỷ luật 1 cách chủ động, bạn sẽ thấy rằng những khoảnh khắc đó sẽ trở thành nền tảng cho các công cụ xã hội và tình cảm mà con bạn sẽ sử dụng cho cuộc sống. Khi bạn sử dụng chiến lược C-K-D thay vì phản ứng lại với các hành động của con bạn, bạn đang giúp chúng giải quyết vấn đề. Bạn không phải thay đổi hành vi hay kiểm soát chúng, bạn phải hiểu chúng và giúp chúng xử lý những cảm xúc mạnh của mình.

Hãy theo dõi các kiến thức hữu ích cho sự phát triển của con thông qua các bài viết hàng ngày của Youscan nhé.

Ba mẹ cần tham khảo thêm về dịch vụ sinh trắc vân tay thì click vào link sau ạ http://phantichvantay.vn

>