CON NHÚT NHÁT MẸ PHẢI LÀM SAO

CON NHÚT NHÁT MẸ PHẢI LÀM SAO

– “Bé nhà chị 3 tuổi, ở nhà thì véo von lắm mà ra ngoài bảo chào một câu cũng khó’

– “Con gái chị 5 tuổi rồi đi đâu cũng cứ bám sau mẹ lưng mẹ, chẳng dám rời nửa bước”

Mình cũng có một đứa cháu gái giống hệt luôn. Với người quen thì líu lo thôi rồi mà có khách vào nhà là im bặt.

Với kinh nghiệm làm trong ngành sinh trắc vân tay cũng như những tìm hiểu trước nay về trẻ nhỏ, mình thấy rằng trẻ nhút nhát xuất phát từ 2 nguyên nhân: một là do bẩm sinh, hai là do môi trường tác động.

 Đầu tiên là do bẩm sinh

Dưới góc nhìn sinh trắc vân tay, có 3 yếu tố tác động tới sự nhút nhát của trẻ:

– Một là do tính cách bẩm sinh ngại giao tiếp, bị động. Trẻ chỉ giao tiếp với những người ở trong vòng an toàn là bố, mẹ, anh em, bạn bè. Với người lạ, trẻ không có nhu cầu và không chủ động làm quen hay chào hỏi, trừ khi được bố mẹ nhắc và thậm chí là dù được nhắc thì nhiều trẻ vẫn ngại trong việc thể hiện bản thân ở trước đám đông hay môi trường mới.

Đây là những đặc trưng tính cách thường gặp ở trẻ có chủng vân tay UL và Arch.

– Hai là do chỉ số tự tin (bên trong và bên ngoài) của trẻ thấp.
Nếu làm sinh trắc vân tay cho con thì mẹ sẽ thấy chỉ số này được phân tích rất rõ trong cuốn báo cáo chi tiết ở trang 10 chức năng. Những trẻ có chỉ số tự tin thấp sẽ rất ngại tiếp xúc với người lạ, ngại ra ngoài, ngại chủ động, ngại bày tỏ quan điểm.

– Ba là do chỉ số ngôn ngữ của trẻ thấp. Trang 10 chức năng trong bản báo cáo sinh trắc vân tay có thể hiện sự phân bổ nơ-ron thần kinh ở vùng ngôn ngữ. Khi sự phân bổ thấp, các kết nối diễn ra chậm. Việc hấp thu vốn từ ngữ và vận dụng từng hoàn cảnh để trình bày của trẻ sẽ gặp khó khăn hơn, dẫn đến trẻ dễ thu mình.

 Nguyên nhân thứ hai là do môi trường tác động

Có thể nói đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến sự tự tin của trẻ.

Chẳng hạn: Phong cách giáo dục áp đặt và hay quát mắng trẻ về những hành vi hay lỗi sai sẽ làm trẻ tự ti về bản thân, lâu dần trẻ trở nên khép mình, ít giao tiếp. Thậm chí có những tổn thương về mặt tâm lý sau này.

Hoặc nếu như tính cách bẩm sinh của trẻ là người hướng nội, ngại giao tiếp khi đi học ở trường nếu cô giáo không tâm lý thì sẽ đánh giá bé là nhút nhát, khó hòa đồng, điều này càng làm cho trẻ thu mình hơn.

Còn nhớ, khi mình tư vấn cho một gia đình có con thuộc chủng UL và Arch. Bé gái học lớp 3 và suốt 3 năm học đều được cô giáo nhận xét trong học bạ là “còn rụt rè, cần mạnh dạn hơn”. Mặc dù khi ở nhà nhiều lúc con tỏ ra là người khá cá tính. Sau khi được tư vấn chi tiết về kết quả phân tích sinh trắc vân tay, bố mẹ bé đã nghiêm túc thực hiện những giải pháp và sẵn sàng đồng hành cùng con, bỏ ra không ít công sức để giúp con tự tin hơn được như bây giờ (không ngại giơ tay phát biểu, trình bày quan điểm và xung phong làm cán bộ lớp)

Thiết nghĩ nếu bố mẹ và thầy cô không quan tâm đến con thì vô tình những lời nhận xét của cô trong học bạ sẽ khiến đứa trẻ tự mặc định suy nghĩ mình là người rụt rè và nhút nhát.

 Trẻ càng lớn thì càng khó thay đổi. Thế nên, trước khi quá muộn bố mẹ hãy đào sâu tìm hiểu tính cách của con, giúp con phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để tự tin trong mọi hoàn cảnh, mọi việc con làm. Khi tự tin vào chính mình, con sẽ vững vàng trước dòng đời đầy cám dỗ.
Tiến NQ – Sinh trắc vân tay Youscan

>