Con tự lập, ba mẹ tự do

Con tự lập, ba mẹ tự do

“Tự lập” là một bước đệm vững chắc cho tương lai của trẻ. Hướng trẻ đến một cuộc sống bản lĩnh, tự tin và vững vàng hơn trong tương lai. Nếu bạn muốn con bạn là một đứa trẻ dũng cảm. Con có khả năng đưa ra quyết định cuả riêng mình thì bạn cần cho chúng sự tự do. Chìa khóa cho việc nâng cao tính độc lập nằm trong bí quyết tạo sự cân bằng. Bạn cần phải kiên nhẫn nhưng không quá nuông chiều nếu bạn muốn con mình độc lập hơn trong cuộc sống.

Tự lập ở trẻ được hiểu như thế nào?

“Tự lập” ở trẻ em đôi khi đơn giản chỉ là quyền để trẻ được ăn những gì mình muốn. Quyền được ăn bao nhiêu tùy thích và thậm chí là quyền được “đói”. Phức tạp hơn một chút, tự lập đó cũng có thể là quyền được sống tự do. Thoát khỏi quyền lực của cha mẹ. Thoát khỏi những quy tắc gò bó con người trong cuộc sống… Sống độc lập là một giai đoạn phát triển của trẻ mà chúng ta không thể bỏ qua. Vậy nên dậy trẻ tự lập từ khi nào thì hợp lý nhất?

Đã bao giờ các bạn đặt ra câu hỏi làm thế nào để rèn cho con tính tự lập không? Chúng ta phải nghĩ rằng trước khi dạy cho trẻ sống tự lập. Các bậc phụ huynh nên thử làm bạn với trẻ. Thay vì ép buộc hãy động viên để trẻ tự hành động theo cách mình muốn. Dù có sai trẻ vẫn có cơ hội làm lại để cuối cùng tìm ra đâu là cách phù hợp nhất.

Chính vì vậy, một lời động viên, khích lệ từ bố mẹ sẽ là nguồn động lực lớn lao tiếp thêm niềm tin cho trẻ. Có như vậy, các em mới dám tự tin bước một mình. Kể cả khi không có sự giúp đỡ của người thân. Cuộc sống này đang còn đầy rẫy những vấp ngã cũng như khó khăn cần các em phải đối mặt vượt qua. “Tự lập” sẽ là vũ khí hiệu quả giúp trẻ luôn sẵn sàng đương đầu với những khó khăn đó.

Nên dạy trẻ tự lập khi nào?

Trước câu hỏi “nên dạy trẻ tự lập từ khi nào?”. Chúng ta có thể dạy trẻ tự lập bất cứ khi nào bố, mẹ muốn. Thậm chí là khi trẻ vẫn đang còn nằm trong nôi. Ngay từ lúc đó trẻ đã có ý thức và có quyền được làm những gì mình muốn. Nếu bố mẹ thấy khó khăn khi phải dạy con sống tự lập thì cách tốt nhất là hãy hành động để trẻ học theo. Bởi trẻ thường có thói quen “nhìn để học”.

Tự lập là bước đệm vững chắc cho sự phát triển tư duy, lối sống của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ba mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn và sẵn sàng vứt bỏ mọi sự bao bọc để dạy trẻ cách sống tự lập. Các bạn phải luôn nhớ rằng sẽ không có một mẫu số chung nào cho phương pháp giúp trẻ tự lập. Nhưng chỉ cần tạo ra môi trường để học hỏi, thì mỗi đứa trẻ sẽ “tự lập” theo cách riêng của chúng.

5 điều chuyên gia khuyên phụ huynh nên làm để chuẩn bị hành trang cho con bước vào cuộc sống tự lập.

  • Luôn bên cạnh trẻ nhưng hạn chế sự trợ giúp. Vì các bé còn nhỏ nên rất cần sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ. Do đó dù muốn con tự lập thì các bậc phụ huynh cũng phải để các bé cảm nhận được tình yêu thương. Nếu không các bé sẽ nghĩ bố mẹ không quan tâm chúng.
  • Khen ngợi, động viên các bé. Hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà bé đã làm. Ví dụ như: Con đánh răng sạch quá; Hôm nay con xếp quần áo ngay ngắn quá; Kệ dép nhà mình hôm nay gọn gàng là nhờ con đấy nhé… Ngoài ra có thể động viên các bé bằng những món quà vật chất cũng là một cách.
  • Tách trẻ ra khỏi bố, mẹ dần dần. Việc làm này không chỉ giúp bé có tính tự lập mà còn tốt cho sức khỏe của bé nữa đấy ạ. Đồng thời bạn cần để bé tự chơi ngay sau khi con ăn xong. Lúc đầu bé có thể sợ hãi khóc. Nhưng dần dần bé sẽ quen và có thể tự chơi một mình được.
  • Hướng dẫn bé tự làm những việc vừa sức mình. Lúc đầu bé có thể phá hỏng.. Bạn đừng vội la mắng mà hãy bình tĩnh dạy cho bé cách làm đúng. Để bé có thể tự làm. Một số công việc bé có thể giúp gia đình như: Tự xúc cơm ăn; Tự lựa chọn đồ để mặc và sắp xếp quần áo của chính các bé…
  • Phân công việc cho từng thành viên. Việc làm này giúp bé nhận ra rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc của mình. Hình thành thói quen làm việc, tính tự lập từ rất sớm.
    trẻ tự lập.

Mỗi đứa trẻ đều có một tính cách, thiên hướng khác nhau. Nên cách dạy dỗ của bố mẹ cũng cần có sự linh động, hợp lý, khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Sẽ có nhiều cách thức, phương pháp khác nhau để dạy trẻ tính tự lập. Nhưng 5 phương pháp mà các chuyên gia chia sẻ trên là những phương pháp đóng vai trò cơ bản. Là nền tảng để bạn có thể vận dụng linh hoạt hơn nhằm mang đến kết quả như mong muốn.

Hiện nay có rất nhiều cha mẹ suy nghĩ rằng giúp con là thể hiện tình yêu thương với con. Vì chỉ muốn con chuyên tâm vào việc học, ăn và chơi; Vì nghĩ rằng con chưa biết làm gì nên không cho bé tham gia bất kỳ công việc nào trong nhà. Đã có vô vàn lí do như thế. Những bậc phụ huynh đã không hề hay biết rằng mình đã vô tình cướp đi của con trẻ rất nhiều cơ hội để sống trưởng thành hơn. Một ngày nào đó, các cha mẹ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Khi con bạn lớn lên chúng vẫn có thói quen được cung phụng. Con phụ thuộc vào bạn quá nhiều. Lúc này sự la mắng hay trách móc các con là không thể tránh được.

Vấn đề nhanh hay chậm ở đây không quan trọng hơn việc trẻ thu được gì cho bản thân từ những việc làm ấy, mà không hề bị làm mất đi sự hứng thú.

Hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi, các bố mẹ sẽ tìm được phương pháp tốt nhất để giáo dục con tính tự lập ngay từ bây giờ. Và các bạn phải luôn nhớ rằng, một khi trẻ tự đứng trên đôi chân của mình, không chỉ giúp trẻ vững vàng trong cuộc sống mà đó còn là cách để bố mẹ “tự do” hơn.

Hãy theo dõi các kiến thức hữu ích cho sự phát triển của con thông qua các bài viết hàng ngày của Youscan nhé.

Ba mẹ cần tham khảo thêm về dịch vụ sinh trắc vân tay thì click vào link sau http://phantichvantay.vn

>