GIẢI PHÁP cho các mẹ có CON HIẾU ĐỘNG không thể ngồi tập trung một chỗ học bài

GIẢI PHÁP cho các mẹ có CON HIẾU ĐỘNG không thể ngồi tập trung một chỗ học bài

Mẹ nào có con hiếu động thì chắc đã quen thuộc với việc cô giáo hay nhận xét con mình là mất trật tự, mất tập trung, nghịch ngợm, làm việc riêng ở trong lớp. Bởi đặc điểm chung của các bạn ấy là không thể ngồi yên một chỗ.

Hôm nay em/mình sẽ chia sẻ về chỉ số VAK viết tắt của Visual – Auditory – Kinesthetic tương ứng với 3 kênh là nghe – nhìn- vận động (Các mẹ có thể tham khảo hình ảnh của trang này ở phía dưới ạ)

Từ trang VAK phụ huynh sẽ tìm ra giải pháp cho bạn nhỏ hiếu động nhà mình:

 Một là phương pháp học tập của con thông qua kênh nào là hợp lý

 Hai là nắm bắt được thiết kế không gian học tập của con sao cho ổn

 Ba là bố mẹ biết cách tương tác với con thế nào để hiệu quả hơn

Những bạn nhỏ không thể ngồi yên một chỗ là những bạn mạnh về học tập thông qua vận động. Biểu hiện thường gặp là:

– Ngồi học ở nhà hay ngọ nguậy, lý do biện hộ, chạy đi vệ sinh

– Hay làm việc riêng trong lớp, dễ mất tập trung nếu không được sử dụng tay chân

– Học bài hay nghe điện thoại thì thích đi lại trong phòng, thích lăn lê bò toài trên giường, sàn nhà

– Ngồi ăn cơm có thể khoa chân múa tay

– Thích dùng ngón trỏ khi đọc sách

1. Phương pháp học tập hiệu quả cho các bạn nhỏ ưa về vận động:

 Thứ nhất, bố mẹ cần chia nhỏ thời gian học tập của con. Trẻ tiểu học từ 6-11 tuổi thường chỉ tập trung được khoảng 15-20p. Vì vậy bố mẹ cần đan xen thời gian học với những hoạt động thể chất. Nếu con ngồi học đựợc 15p cũng được những phải giải quyết xong bài tập. Sau đó nghỉ 5 phút nhưng mẹ đừng cho con chơi điện thoại mà có thể cho tập thể dục giải lao hay chạy xuống nhà lấy giúp mẹ cốc nước …

 Ở trường, cha mẹ cần trao đổi trước với cô giáo vào đầu năm học vì những trẻ này nếu cô không hiểu mà lại bắt con ngồi tập trung thời gian dài, con không ngồi được dẫn đến khi con làm việc riêng thì sẽ bị mắng, phạt trước lớp. Điều đó vô tình tạo khoảng cách với cô giáo và cả khoảng cách với môn học, con sẽ không yêu thích cô giáo và cả môn đó nữa.

Giải pháp là trong 1 tiết học cô có thể gọi con lên phát biểu ý kiến 1 lần hoặc nhờ con giặt giẻ lau, xóa bảng, trả bài kiểm tra giúp cô … thì tiết học đó, được vận động con sẽ học hiệu quả hơn.

 Ngoài ra, vì thiên về vận động nên con sẽ rất thích và phù hợp với các hoạt động thể chất như đá bóng, chạy nhảy, bơi lội … Buổi chiều sau tan trường mẹ nên cho con tham gia vào các hoạt động thể thao để xả bớt năng lượng thì tối về khi ngồi ăn cơm và học bài con mới dễ dàng tập trung được. Nếu không các bạn ý sẽ cảm thấy cực kỳ bí bách.

2. Thiết kế góc học tập sao cho ổn

Con học tốt nhất qua tiếp thu bằng xúc giác, rất hứng thú khi được sờ, chạm vào vật thể nên để con tập trung khi học ở góc học tập của con bố mẹ nên để sẵn bút, rubic, viên bi sứ để con cầm nắm, xoay trong lòng bàn tay, điều này sẽ giúp con tập trung vào bài học hơn.

3. Bố mẹ tương tác với con thế nào cho hiệu quả

 Khi nói chuyện với con bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ để bạn ấy tập trung hơn

 Bố mẹ khích lệ bằng cách ôm hôn , vỗ vai, đập tay (high 5) thì con sẽ rất thích

 Con thích vận động, va chạm nên cũng thích phần thưởng sờ được, cầm được, nắm được như quần áo, đồ chơi, vé xem phim, …. Bố mẹ có thể thưởng khi bé đạt kết quả học tập cao.

 Ngoài ra, có thể khuyến khích cô giáo tạo cho con các bài tập thực hành vận dụng, giúp con có cơ hội được di chuyển trong lớp ít nhất 1 lần trong tiếp học. Tránh trường hợp con ngồi một chỗ quá lâu, não bộ tiết ra chất khống chế khiến khả năng hấp thu kém đi.

Vừa rồi em/mình đã phân tích xong những giải pháp cho trẻ hiếu động, không thể ngồi tập trung một chỗ khi học bài. Hy vọng có thể giúp được các mẹ phần nào. Bố mẹ nào đã làm phân tích vân tay rồi thì có thể xem chi tiết hơn trong bản báo cáo của con mình nhé ạ.

Nếu còn gặp khó khăn nào trong việc nuôi dạy con học tập thì bố mẹ cứ comment/chia sẻ trực tiếp với em/mình để cùng tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhé

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

>