GIẢI PHÁP CHO TRẺ KÉM TẬP TRUNG SINH TRẮC VÂN TAY LÀ GÌ?

GIẢI PHÁP CHO TRẺ KÉM TẬP TRUNG TRONG SINH TRẮC VÂN TAY LÀ GÌ?

Trẻ kém tập trung khi học lý giải trong sinh trắc vân tay là gì? Đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Ngoài lý do phụ huynh không thể thay đổi được là nội dung chương trình học mà ai cũng thấy là khô khan và nặng nề cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên, có nhiều yếu tố góp phần làm trẻ kém tập trung trong việc học từ môi trường xung quanh đến năng lực của bản thân. Với những yếu tố này, bố mẹ có thể tác động để cải thiện tình trạng kém tập trung của trẻ. Thông thường, trẻ kém tập trung trong việc học bởi nguyên nhân sau:

Nếu ba mẹ chưa biết sinh trắc vân tay là gì hãy liên hệ ngay với Youscan để được tư vấn nhé!

I. Nguyên nhân khách quan:

1. Từ phía bố mẹ: Do hay bị bố mẹ quát mắng nên sợ học, sợ nhắc đến bài vở hoặc không làm tấm gương cho con. Vì vậy, cần đòi hỏi bố mẹ sự kiên nhẫn, hiểu tính cách, khả năng của con để có giải pháp cho phù hợp.

2. Góc học tập không đảm bảo.

Không gian học tập không đơn thuần là cái bàn học, mà còn là khung cảnh xung quanh. Trẻ có thể không tập trung tốt được vì thiếu ánh sáng, âm thanh tiếng ồn, nhiều yếu tố gây xao nhãng như ti vi, điện thoại, máy tính bảng hoặc bị người khác làm phiền.

Tùy theo điều kiện gia đình, nhưng bố mẹ hãy sắp xếp để trẻ có được:
– Một góc học tập tương đối yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối. Cần bố trí ánh sáng phù hợp (từ trên và từ bên trái phía sau chiếu đến).
– Trong giờ học, tránh việc cắt ngang (trẻ đang học chạy đi vệ sinh, uống nước, người giám sát việc học bỏ đi làm việc khác, anh chị em của trẻ đến bàn học nói chuyện…).

3. Thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.

Thời gian học và thời gian sinh hoạt của trẻ không có tính ổn định, thiếu tính nề nếp. Do đó, không hình thành cho trẻ thói quen ngồi vào bàn học mỗi buổi tối. Cứ có bố mẹ kèm thì mới học.

Thời điểm tốt nhất là vào đầu giờ chiều, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ học và làm bài cách bữa ăn chiều ít nhất là một giờ (khoảng 7h30-8h30).

– Học tốt nhất khi có được đủ khoảng thời gian liên tục trong 20-30 phút và sau đó sẽ nghỉ ngơi 5-10 phút (uống nước, vệ sinh trong thời điểm này). Sau đó trước khi quay lại việc học, nên cho trẻ chơi một số trò trí tuệ, hỗ trợ cho việc nâng cao sự chú ý.
– Dừng học khi mệt mỏi hoặc bắt đầu thấy thiếu tập trung. Nghỉ 10 phút sau đó trở lại làm việc.

II. Nguyên nhân chủ quan.

1. Tâm lý lứa tuổi.

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ từ 3-8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút. Thời gian trẻ lứa tuổi này tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Thế nên với trẻ em, không duy trì tập trung được lâu và trẻ mất tập trung là điều hoàn toàn bình thường. Vì vậy:

– Trong tuần lễ đầu, mỗi buổi học chỉ dài tối đa 30 phút và có thể chia làm 2 (nghỉ giữa buổi khoảng 5 phút).
– Trong tuần lễ đầu nên xen kẽ các bài học và bài tập khả năng chú ý (dưới dạng trò chơi) mà trò chơi có thể chiếm một nửa thời gian học, để trẻ dần dần có tâm lý hứng thú với việc ngồi để học hơn.
– Khi trẻ đã có thói quen tự ý ngồi vào bàn học khi đến giờ, lúc đó mới nên gia tăng giờ học lên khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 (là tối đa).

2. Tính cách của trẻ.

Mỗi trẻ có một tính cách bẩm sinh khác nhau.

2.1. Trẻ có khả năng tập trung tốt nhưng trẻ có một đam mê khác không phải việc học. (Những trẻ có chủng vân tay Whorl).

sinh trắc vân tay là gì

Có những trẻ có khả năng tập trung tốt, tuy nhiên trẻ tập trung vào điều trẻ thích, có thể làm việc đó hàng giờ liên. Trẻ không bị mất tập trung mà là trẻ không thích học nên không tập trung vào học. Vì vậy cần phải phân tích cho trẻ hiểu tại sao cần phải đi học, bố mẹ cần nghĩ cách gắn sở thích của trẻ vào với việc học thì trẻ sẽ rất tập trung.

Ví dụ: Trẻ có chủng Whorl, đam mê vẽ, thể thao, lego…. nhưng không thích học các môn trên lớp. Cần cho trẻ hiểu rõ tính trách nhiệm, phối hợp với cô giáo đưa ra hình phạt nếu không hoàn thành. Nếu kết hợp được sự đam mê của trẻ và gắn vào việc học thì càng tốt.
Ngoài ra, cần cho trẻ thời gian, không gian riêng thoải mái theo đuổi sở thích và có giới hạn. Riêng biệt so với thời gian học. Giống như những người lớn có một đam mê nào khác ngoài công việc hiện tại phải sắp xếp để không ảnh hưởng đến công việc trong khi vẫn theo đuổi được đam mê.

Tạo cơ hội cho trẻ được theo đuổi đam mê, được thể hiện khả năng, sở thích của mình trước mọi người. Ví dụ như chia sẻ về cách chơi lego, hay hiểu biết về khủng long…

2.2. Trẻ rất tò mò, sống theo cảm xúc và vốn đã khó tập trung. (Thường là trẻ có chủng vân tay UL, WC)

sinh trắc vân tay là gì

Chủng vân tay UL

      sinh trắc vân tay là gì

                                                                                                Chủng vân tay WC

Những trẻ này làm gì cũng khó tập trung. Vì vậy, cần khơi gợi sự tò mò, ham mê khám phá của trẻ. Cho học nhóm với những trẻ chăm học. Cần đưa ra giới hạn thời gian cho mỗi buổi học, không nên mắng hay áp đặt.

Ngoài ra, cần cho tham gia làm việc nhà, tham gia hoạt động theo sở thích cũng giúp rèn sự tập trung và tính trách nhiệm.

Những trẻ này cần động viên nhièu, khen ngợi nhiều và giao tiếp nhẹ nhàng. Thường thì bố mẹ kèm cặp con cái lại hay mắng quát, việc đó càng làm trẻ mất tập trung hơn.

Gắn liện việc học với thực tế để tạo sự hứng thù. vì những trẻ này học tập theo cảm xúc nhiều, nên nếu không tạo cảm hứng thì rất khó để trẻ ham thích học.

3. Phương pháp học VAK (nghe, nhìn, vận động)

Mỗi trẻ sẽ có khả năng tiếp thu vượt trội khác nhau: nghe, nhìn, hoặc vận động.

– Trẻ học qua nghe dễ bị mất tập trung bởi âm thanh, tiếng ồn. Trẻ cần một không gian yên tĩnh để học bài.

– Trẻ học qua vận động, thực hành thì có xu hướng hành động nhiều, khó ngồi yên một chỗ. Cần chuẩn bị cho trẻ một quả bóng cao su, đồ chơi nhỏ để trẻ hoạt động tay trái trong khi viết bút bằng tay phải. Ngoài ra, có thể vừa đi lại vừa học thuộc bài hoặc lúc ngồi ở bản học, lúc thì ra giường, ra cầu thang.

– Trẻ học qua nhìn thì góc học tập cần bài trí đơn giản, nhanh mỏi mắt khi ngồi học nên cần được thư giãn mắt nhiều hơn trẻ khác.

Ngoài ra, chức năng vận đông tinh kém (khéo léo của đôi tay) cũng là nguyên nhân gây trẻ thiếu tập trung học. Vì trẻ vận động tinh kém cũng sẽ ngại cầm bút, viết chữ xấu. Chữ quá xấu hay có khó khăn trong việc viết cũng khiến trẻ chán nản, kém tập trung. Hãy tập cho trẻ ăn bằng đũa, cho các em dùng kéo cắt các hình, tập gấp giấy. Đây là những kỹ thuật hỗ trợ giúp trẻ khéo tay hơn.

Chúng ta cũng lưu ý để trẻ cầm bút cho đúng cách và tập vẽ các đường cơ bản (đường thẳng kéo dài trên trang giấy từ trái sang phải, đường xiên, đường móc, đường lượn sóng, đường zic zac). Vẽ mỗi ngày trong các giờ học thêm trên 1-3 trang giấy sẽ giúp trẻ cải thiện được nét chữ.

Qua bài viết trên, chắc hẳn ba mẹ đã biết được giải pháp đối với trẻ kém tập trung trong sinh trắc vân tay là gì rồi chứ ạ? Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Youscan nhé

Link tham khảo: http://phantichvantay.vn/

LỢI ÍCH CỦA SINH TRẮC DẤU VÂN TAY ĐỐI VỚI CON TRONG ĐỘ TUỔI ĐI HỌC

>