GIÁO DỤC SỚM KHÔNG NHẰM TẠO RA THIÊN TÀI !

GIÁO DỤC SỚM KHÔNG NHẰM TẠO RA THIÊN TÀI !

Giáo dục sớm để trẻ phát triển như thiên tài là một phương pháp dạy học mới tiên tiến trên thế giới hiện nay. Nhưng quan niệm truyền thống của người Việt Nam ta thường cho rằng, học tập là rất căng thẳng, mệt mỏi, phải rất tập trung, phải ngồi trên lớp nghe giảng, dạy và học phải có hệ thống. Cho nên trước khi bước vào lớp một, cha mẹ chỉ cần cho trẻ ăn no, ngủ đủ, khỏe mạnh và được vui chơi.

Nhưng thực tế không phải như vậy, việc học tập của trẻ từ 0-6 tuổi chủ yếu được tiến hành thông qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường và các trò chơi. Bản năng của trẻ là rất tò mò và ham tìm hiểu. Chỉ cần có cuộc sống phong phú, đa dạng là có thể tăng cường những điều mắt thấy tai nghe cho trẻ một cách hiệu quả, không nhât thiết phải dạy theo bài giảng một cách hệ thống.

sinh trắc học dấu vân tay
Bạn hãy biết rằng người lớn chúng ta dạy trẻ có chủ đích nhưng trẻ học trong vô thức, chúng không hề biết rằng đó là học, do đó chúng ta không cần lý giải một cách sâu sắc, không cần cố làm cho trẻ hiểu và tuyệt đối không kiểm tra trẻ. Bạn hãy cứ “đàn gẩy tai trâu” bởi trẻ nhỏ như “vẹt con học nói”. Đó là phương pháp học tập mang tính thẩm thấu. Khi lần đầu tiên tiếp xúc với một vật, có thể bạn không hiểu nó rõ lắm, nhưng sau vài lần, vật ấy sẽ tự nhiên thấm vào óc bạn mà bạn không hề hay biết. Đây chính là phương pháp học tập của chương trình Giáo dục sớm dành cho trẻ từ 0-6 tuổi.

Cha mẹ kì vọng và hiểu sai về GDS sẽ tạo ra áp lực và sự thúc ép lên con cái, dẫn đến cách giáo dục lệch lạc, kiểu nhồi nhét kiến thức, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển tự nhiên của trẻ.

GDS cho trẻ là một hành trình lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi công sức và cả sự kiên trì của cha mẹ. Nhiều phụ huynh đến với GDS cứ ngỡ rằng sẽ nhìn thấy sự tiến bộ vượt bậc của con mình ngay trong nay mai thôi. Đây cũng là một trong những nhận thức sai lầm về GDS vì GDS nhằm mục đích kích thích và phát triển tiềm năng não bộ của trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi, giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tâm hồn.

Quan điểm sai về thông minh là tố chất có sẵn, trẻ đã thông minh thì không dạy cũng vẫn thông minh

Có 2 quan điểm trái ngược nhau: trẻ thông minh là do tư chất, do gen di truyền của cha mẹ truyền lại, tóm lại là tài năng bẩm sinh và trẻ thông minh là do được dạy dỗ tốt. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho từng luận điểm, xin chia sẻ lại với bạn quan điểm phù hợp hơn. Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, những những tố chất bẩm sinh này chỉ ở dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có thể phát huy tối đa được. Chúng là làm 1 ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?
Một ví dụ thực tế mà tôi có thể tự tin dẫn chứng ra, chúng ta biết đến cuốn sách thai giáo của Sisedike, trong đó có nêu, về lý thuyết di truyền, xác xuất để 1 gia đình có 4 người con đạt chỉ số IQ trên 150 như gia đình học là rất thấp, phải mô tả bằng “con số thiên văn”, bạn có thể hiểu là cực kỳ nhỏ, giống như 1 lúc nào đó tất cả khí trong 1 căn phòng rộng chỉ tập trung ở 1 góc phòng, xác xuất để điều này xảy ra là có, nhưng siêu nhỏ, và chúng ta hiểu là không thể. Thực tế là cả 4 người con của gia đình Sisedike đều được giáo dục bằng những phương pháp đặc biệt, và chúng ta có thể tin rằng, yếu tốt giáo dục là yếu tố quyết định tài năng của trẻ.

sinh trắc dấu vân tay
Nguyên tắc giáo dục sớm
5 nguyên tắc của phương pháp giáo dục sớm

0 tuổi là bước khởi đầu
Ngày nay, thai giáo không còn là khái niệm mới mẻ với các nhiều bậc phụ huynh. Khoa học đa chứng minh rằng, khả năng của mọi đứa trẻ là đồng đều khi sinh ra, thiên tài 1% do gen di truyền, 99% là do rèn luyện và giáo dục. Do vậy, ngay khi em bé chào đời, song song với việc chăm sóc trẻ thì cha mẹ cũng hãy bắt đầu bắt tay vào việc giáo dục.

Giáo dục từ đam mê
Để giáo dục được một em bé không thể dựa vào điều gì khác ngoài khơi gợi sự thích thú, đam mê ở trẻ. Từ việc thích thú trẻ mới có thể tự chủ động và thực hiện theo chỉ dẫn của cha mẹ. Sở thích có thể trong nhiều lĩnh vực như ca hát, vận động, tư duy logic, ăn uống… Yêu thích và đam mê cũng là một nội dung quan trọng của giáo dục sớm.
Thời kỳ từ 0 đến 2 tuổi trẻ sẽ háo hức với tất cả những gì mới tiếp xúc lần đầu. Bé còn rất bản năng nên sẽ dễ thích ứng với các thói quen tốt mà phụ huynh cố ý xếp đặt, hãy tận dụng thời gian mới mẻ này để giúp trẻ làm quen, tiếp xúc với những điều có ích.

Khích lệ, động viên
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra sẽ chịu tác động tâm lý và hành vi rất lớn từ những gì chúng tiếp xúc từ môi trường xung quanh. Chính vì thế hành động của cha mẹ, người thân sẽ ảnh hưởng và định hình tính cách của trẻ sau này.
Trẻ lớn lên trong yêu thương và khích lệ sẽ có lòng tự tin mạnh mẽ khi trưởng thành. Đây cũng là phương pháp giáo dục căn bản để bồi dưỡng lòng tự tin, ý chí và tinh thần vươn lên cho trẻ. Giai đoạn đầu non nớt nếu nhận được sự cổ vũ, khích lệ của cha mẹ tâm lý trẻ sẽ được phát triển toàn diện. Đó là lý do những câu nói như “Con giỏi lắm”, “Bé ngoan quá” là rất cần thiết.
Một lời chê bai hay mỉa mai đối với trẻ trong giai đoạn này sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn bạn nghĩ, đừng cho rằng trẻ còn nhỏ không biết gì. Trẻ có thể cảm nhận rất tốt ngay từ khi mới sinh ra.

Mọi thứ đều dễ dàng
Trong khi người lớn luôn lo lắng, sợ con mình bị đau, bị bắt nạt, bị ăn ít, ngủ ít… thì trẻ nhỏ lại hầu như không biết sợ hãi. Giai đoạn đầu đời trẻ cũng không ý thức rằng chuyện đó khó hay dễ, sợ hay không sợ, vì mới mẻ nên chúng hầu như đều thích thú. Hãy “tận dụng” điều này để rèn luyện các thói quen, hành vi và hướng trẻ đến cái mà chúng thích, chúng có khả năng học hỏi và tiếp nhận. Mọi chuyện trong độ tuổi này đều dễ dàng và việc sẵn sàng thử cái mới, không coi việc gì là khó sẽ còn lưu dấu đến khi trẻ lớn lên, tạo tiền đề tốt cho việc học tập và làm việc sau này.

Học từ cuộc sống
Các hoạt động vui chơi bên ngoài chiếc nôi, cái giường của trẻ là rất quan trọng. Trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời sẽ phát triển rất nhanh, bản năng đòi hỏi chúng phải vận động, tìm tòi liên tục. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sự chú ý, tập trung còn kém, chủ yếu hoạt động theo bản năng nên phải thường xuyên thay đổi sự chú ý của chúng để tạo nên một thế giới phong phú, lý thú quanh trẻ, giúp trẻ tươi vui và ham thích khám phá hơn nữa. Trong quá trình vui chơi ấy, trẻ sẽ tự học hỏi được rất nhiều điều, khi tự mình phát hiện ra cái mới trẻ càng vui thích hơn. Vui chơi rất quan trọng để tập luyện sự mạnh mẽ, nhiệt tình học hỏi và kích thích trí thông minh cho trẻ.

Link tham khảo thêm về dịch vụ sinh trắc vân tay: http://phantichvantay.vn/

TÍNH CÁCH CHỦNG VÂN TAY KẾT HỢP WS-RL

>