Kết quả học tập của kém: LỖI TẠI AI?

Kết quả học tập của kém: LỖI TẠI AI?

Đây luôn là câu hỏi khiến các ông bố bà mẹ đau đầu. Bố thì đổ tại mẹ không biết dạy, mẹ thì lại trách bố chiều con. Rồi đổ qua đổ lại lại đổ cho con lười học chẳng chịu tập trung ở trên lớp. Và thế là đại chiến gia đình nổ ra.

Nào hãy cùng bình tĩnh và ngồi lại để cùng suy xét lại nguyên nhân nhé.

Việc trẻ có học tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thu việc học và trí nhớ bẩm sinh của trẻ. Trong sinh trắc vân tay khả năng này được đo bằng chỉ số TFRC. TFRC là tổng số lượng đường vân trên 10 đầu ngón tay, đại diện cho mật độ tế bào thần kinh trên vỏ não.

sinh trắc học vân tay

Đây cũng chính là số lượng tế bào thần kinh bẩm sinh. Chỉ số này cũng phản ánh khả năng học tập bẩm sinh của mỗi người và thường được biết đến như tốc độ liên kết giữa các tế bào não.

• Nếu chỉ số TFRC thấp:

Thông tin tiếp nhận vào bộ não một cách từ từ nhưng sẽ được giữ lại lâu. Quá trình rèn luyện cho con có chỉ số TFRC thấp ba mẹ không nên nóng vội mà cần kiên trì, nhẫn nại, chia nhỏ công việc và có những kế hoạch từng bước cụ thể rõ ràng sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Trẻ có TFRC thấp cần sự động viên nhiều hơn là những sự trách móc. Nếu thấy con mình chậm tiếp thu, hay kém hơn những bạn học khác. Ba mẹ đừng vội trách mắng con, hay có những câu nói như : “Sao con lại học kém như vậy?” “Con giống ai mà lai dốt như vậy?” Thay vào những câu nói nặng lời, ba mẹ hãy động viên và tạo động lực cho con : “Mẹ tin con sẽ làm được chỉ cần con cố gắng và kiên trì hơn”.

Bên cạnh đó với những bé có TFRC thấp ba mẹ không nên cho con học thêm quá nhiều môn cùng một lúc. Có nhiều ba mẹ đã đặt câu hỏi với em/mình là : “Tại sao chị cho con đi học thêm nhiều như vậy mà con vẫn không tiến bộ lên được?”. Việc học thêm nhiều hay ít không thể quyết định tới khả năng nhận thức bẩm sinh của trẻ. Một khi trẻ có chỉ số TFRC thấp phải tiếp thu thông tin quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến trẻ bị rồi và không thể theo kịp được các thông tin trẻ được cung cấp. Thành ra dù có cho trẻ học thêm thật nhiều thì trẻ cũng không thể khá lên được. Với những trường hợp này ba mẹ nên giành thời gian chú trọng vào môn trọng điểm cần thiết với bé. Cho bé khoảng thời gian để tiếp thu và thẩm thấu. Không nên ép bé học quá nhiều và tiếp thu quá nhiều thông tin cùng một lúc.

• Nếu chỉ số TFRC của trẻ cao:

Thì khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của trẻ rất nhanh nhạy, có thể giải quyết nhiều việc cùng một lúc. Tuy nhiên ở những trẻ này lại rất mau quên và chỉ chịu được áp lực trong thời gian ngắn. Để giúp trẻ chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn ba mẹ cần thường xuyên luyện tập trí nhớ cho trẻ. Cho trẻ luyện ghi nhớ hình ảnh, đồ vật hoặc âm thanh (tùy thuộc vào việc trẻ học bằng kênh nào dựa trên chỉ số VAK) … Chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho não và đảm bảo giấc ngủ sâu cho trẻ để giúp bộ não vận động tốt hơn.

Mặc dù có thể trẻ có được chỉ số TFRC cao, có khả năng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ tốt tuy nhiên nếu ba mẹ không chú ý tới môi trường và sự rèn luyện thì khả năng kết nối thông tin và trí nhớ của trẻ cũng sẽ giảm dần theo thời gian.

Một điều thú vị là các mẫu vân tay Arch đại diện cho khả năng hấp thu đặc biệt từ 0 đến vô hạn như một miếng bọt biển thấm nước vì thế mà chủng Arch thường tiếp thu một cách rất từ từ. Vì vậy, các chỉ số của chủng vân tay Arch thường có chỉ số TFRC thấp hơn so với các chủng vân tay khác.

Ba mẹ muốn biết rõ chỉ số TFRC của con mình là cao hay thấp thì hãy cho bé đi làm sinh trắc học vân tay ngay đi ạ. Biết được rõ khả năng hấp thu kiến thức và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ dễ dàng định hướng phát triển cho trẻ trong tương lai đó ạ.

Liên hệ ngay cho Youscan để đăng ký làm dịch vụ nhé: http://phantichvantay.vn/

GIÁO DỤC TRẺ CÓ CHỦNG VÂN TAY “TẮC KÈ HOA” WC/WD/WI

>