KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Với trẻ từ 1-3 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ là chơi với đồ vật.
Trẻ từ 3-6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ là các trò chơi đóng vai. Trẻ sẽ tưởng tượng mình là công chúa, hoàng tử, bác sĩ, công an, đầu bếp…và chơi với bạn hoặc một mình. Vì vậy, trẻ 3-6 tuổi phát triển trí tưởng tượng rất mạnh.

Ở tuổi mẫu giáo, bé đã có thể phân biệt giữa thế giới tưởng tượng và thực tế. Nhưng bé không xem cái nào quan trọng hơn cái nào, bé yêu quý cả hai thế giới đó. Bé thích đóng kịch tưởng tượng vì bé có thể điều khiển câu chuyện theo mong muốn, ý thích của mình, không phải tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào. Làm như vậy bé không chỉ thỏa mãn sở thích mà còn được tự rèn luyện những giao tiếp xã hội, tình cảm và các kỹ năng tri thức vốn có trong đời thường”.

Nếu bạn thấy bé đóng giả làm bác sĩ hay xem cái hộp như một chiếc tàu, bạn hãy xem đó là điều bình thường bởi bé đang hội nhập và đang trong bước chuyển tiếp đến giai đoạn tiếp xúc với các loại biểu tượng (từ ngữ hay con số). Khi một nhóm bé cùng chơi đóng kịch với nhau, những khó khăn trong việc phân vai hay xây dựng vở kịch sẽ làm cho các em biết chia sẻ, hợp tác và cùng gánh vác trách nhiệm. Đó thực sự là những trải nghiệm có ý nghĩa cho bé trưởng thành trong thế giới thực tại.

Những câu chuyện tưởng tượng phản ánh hiểu biết của bé về thế giới xung quanh. Khi bé giả làm bác sĩ hay xem cái hộp như một chiếc tàu, nghĩa là bé đang hội nhập và đang trong bước chuyển tiếp đến giai đoạn tiếp xúc với các loại biểu tượng (từ ngữ hay con số). Khi một nhóm bé cùng chơi đóng kịch với nhau, những khó khăn trong việc phân vai hay xây dựng vở kịch sẽ làm cho các em biết chia sẻ, hợp tác và cùng gánh vác trách nhiệm.

Chỉ khi bé 3 hoặc 4 tuổi, bắt đầu hội nhập vào thế giới bên ngoài như đi học, tiếp xúc, làm quen – thì điều khác thường này mới trở nên đáng ngại.

Bé biến trí tưởng tượng thành những ý tưởng mang đầy tính sáng tạo: Nếu quan sát bé, các bạn sẽ thấy ở độ tuổi này con yêu của bạn rất thích thú với bút vẽ và thường dùng nó để nguệch ngoạc những nét ngang rồi đến những nét dọc, chấm, vòng tròn… Bé sẽ có cảm thụ tốt hơn về màu sắc và phát triển trí tưởng tượng với hoạt động này. Đến độ tuổi này, bé chỉ thích các hình tượng sinh động, rõ rệt mới gây nên sự chú ý, theo dõi của trẻ.

Chính vì thế, trẻ rất thích chơi đồ chơi, bởi trong đó có nhiều động tác phối hợp với nhau, có con người, có các vật liệu và các đồ vật cụ thể. Nếu ở lớp cô giáo xếp lẫn lộn một số tranh vẽ quả táo, chuối, lê, hay bàn, ghế, con mèo, con chó… rồi yêu cầu trẻ xếp tranh của những thứ cùng loại vào với nhau, trẻ 4 tuổi chưa thể thực hiện được nhanh hoặc suôn sẻ, nhưng khi 5 tuổi trẻ có thể dễ dàng xếp tranh thành 3 loại như quả, dụng cụ và động vật. Đồng thời, trẻ cũng có thể sắp xếp đồ chơi theo 3 nhóm: màu sắc, hình dáng, kích cỡ. Thế giới tưởng tượng của bé lúc này đã tạo nên những thành quả nhất định.

???Bé cũng bộc lộ một số hạn chế trong năng lực tưởng tượng của mình:

Trẻ ở tuổi mẫu giáo bị thu hút bởi những nhân vật như siêu anh hùng, công chúa bởi những nhân vật ấy có sức mạnh, tài giỏi và phép thuật. Ngoài ra, những người bạn ảo cũng có vai trò như một người phát ngôn để con bạn nói lên những điều mà trong những trường hợp khác bé có thể cần thời gian để chấp nhận. Tuy nhiên, đôi lúc trí não của bé bị quá tải bởi lượng thông tin quá nhiều bé tiếp nhận từ đời sống, từ phim ảnh, sách báo…và do vậy trí tưởng tượng của bé còn hết sức tản mạn, và thay đổi liên tục theo những gì bé trải nghiệm.

Theo tự nhiên, bạn sẽ là người đầu tiên con bạn bắt chước. Sau đó bé mới đóng những vai khác trong thế giới của người trưởng thành như bác sỹ, cầu thủ, giáo viên… Và hiển nhiên, không phải tất cả mọi sự tưởng tượng đều dựa trên thực tế, cho nên đôi khi bạn sẽ thấy thế giới tưởng tượng của bé hão huyền, lúc này, bạn chính là người sẽ giúp bé dừng lại và chuyển sang một hướng tưởng tượng có ý nghĩa hơn cho bé.

??? Cần làm gì để kích thích trí tưởng tượng của bé mẫu giáo?

Một nhà giáo dục người Nga nói: “Trí tưởng tượng linh hoạt, phong phú chính là đặc tính quan trọng của trí tuệ”. Nếu không có trí tưởng tượng tốt, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm, các hình minh họa trong mỗi bài giảng, khi làm văn cũng sẽ không biết miêu tả một cách sinh động.

Hơn nữa, trí tưởng tượng còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về sức sáng tạo của trẻ, trong khi những phát minh nổi tiếng trên thế giới đều bắt đầu từ trí tưởng tượng mà thành. Để nâng cao trí tưởng tượng của trẻ, cha mẹ nên dẫn trẻ đi ra ngoài, cùng trẻ quan sát thế giới xung quanh, thăm triển lãm, viện bảo tàng… những hoạt động đó đều làm phong phú thêm kho biểu tượng của trẻ. Để giúp trẻ lưu giữ lâu hơn những biểu tượng đã có, hãy khuyến khích trẻ thuật lại chuyến đi, sáng tạo thêm những chi tiết cho thêm sinh động.

??? Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ nhỏ tham gia tưởng tượng ra những trò chơi khác nhau như:

Trò chơi bác sĩ, giáo viên, siêu nhân… Những hoạt động chơi này không chỉ kích thích trí tưởng tượng của trẻ mà thông qua đó giúp trẻ học được những bài học khác nhau về cuộc sống: biết cách kiểm soát được những cảm xúc vui, buồn, hoảng sợ, trách nhiệm trong vai trò mới.

Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại những câu chuyện đầy hứng thú, giàu óc tưởng tượng. Bố mẹ hoàn toàn có thể hỏi bé những câu như là: theo con thì thỏ con làm cách nào có thể lấy lại được nhà mình từ tay cáo? Nếu hoàng tử có lấy công chúa tổ chức đám cưới thì ai sẽ đến tham dự đám cưới hoặc các vị khách mời sẽ tặng quà gì? Công chúa sẽ mặc trang phục như thế nào trong ngày cưới?..Đó chính là những câu hỏi khơi gợi trí tưởng tượng của bé phát triển một cách mạnh mẽ

Và đừng quên khích lệ, động viên trẻ kể lại. Luôn động viên, khen ngợi con khi con có những ý tưởng mới cho câu chuyện. Không nên trách phạt hoặc nặng lời nếu con có những ý tưởng hơi kỳ cục. Hãy kiên nhẫn kể lại và hỏi lại ý tưởng của con, hãy tạo cho con yêu của bạn một nền tảng tư duy tuyệt vời nhất, đó là trí tưởng tượng ngay từ khi bé thơ.

>