“Lắng nghe” chìa khóa giúp ba mẹ bước vào thế giới của con!

“Lắng nghe” chìa khóa giúp ba mẹ bước vào thế giới của con!

Các bậc phụ huynh thường khó hiểu tại sao sinh con ra nhưng nó chẳng bao giờ tâm sự hay chia sẻ những điều trong lòng với mình. Có những chuyện xảy ra nhưng cha mẹ hoàn toàn không biết, có khi con chỉ nói những điều đó với một người xa lại, một đứa bạn thân, cô hàng xóm hay một ai đó mà không phải là mình. Và nguyên nhân chính đến từ việc bố mẹ ít lắng nghe con.Chỉ khi kiên nhẫn lắng nghe con ba mẹ mới có thể có được sự tin tưởng ở con. Lúc đó con sẽ coi ba mẹ như người bạn thân của mình mà trút bầu tâm sự.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi

1. Lắng nghe sẽ giúp bố mẹ hiểu con nhất.

Trong cuộc sống gia đình, các con luôn cho rằng “cha mẹ không phải là người hiểu con nhất”. Bởi vì, lúc nào cha mẹ cũng nghĩ con mình còn bé, nó chưa hiểu chuyện đâu. Nên không cho con có cơ hội được nói hay quyết định bất cứ chuyện gì. Mỗi khi các con có chuyện muốn nói, bậc phụ huynh thường hay gạt đi, không nghe, có nghe thì cũng đánh giá bằng sự chủ quan của người lớn. Cứ mỗi việc con làm dù đúng hay sai, chỉ cần không vừa ý thì cha mẹ lại mắng con, nói lỗi là do con. Điều đó sẽ khiến cho trẻ không bao giờ dám nói ra những suy nghĩ của mình chứ chưa nói gì đến việc tâm sự.

Đặc biệt với những đứa trẻ mang chủng UL chúng là những đứa trẻ nhẹ nhàng, hiền lành. Nếu ba mẹ cứ hết lần này tới lần khác không lắng nghe ý kiến của chúng, những đứa trẻ này sẽ ngoan ngoãn nghe lời, làm theo không thể hiện sự phản kháng giống như những đứa trẻ cá tính. Điều này thực sự không tốt bởi khi mà chúng lớn lên chúng sẽ rất khó có thể thể hiện bản thân, không nói ra quan điểm của mình. Chúng sẽ nhút nhát, hiền lành giống như tính cách bẩm sinh vốn có của chúng vậy.
Trong khi đó, chẳng ai hỏi con xem vì sao con làm như vậy, lý do là gì.

2. Lắng nghe, tôn trọng con giúp cho trẻ tự tin, tự lập thay vì phải làm theo mệnh lệnh của bố mẹ.

Một đứa trẻ được chia sẻ thẳng thắn quan điểm, suy nghĩ của mình mà không bị bố mẹ áp đặt, chỉ trích sẽ là một người tự tin, sẵn sàng nêu lên quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình. Sẵn sàng thể hiện bản thân hoặc đương đầu với thử thách tốt hơn một đứa trẻ chỉ biết nghe lời.

Như đối với những đứa trẻ mang chủng vân tay WS, PE, WC là những đứa trẻ có cá tính mạnh, chủ động không thích bị áp đặt và khó bị ảnh hưởng và nội tâm. Chúng muốn tự quyết định chứ không thích bị bắt ép. Chính vì thế ba mẹ nên sử dụng biện pháp lắng nghe nhiều hơn và khi cần thiết thì ba mẹ hãy đưa ra lời khuyên thì khả năng đón nhận của chúng sẽ cao hơn. Còn nếu như bố mẹ hay áp đặt, mắng, chỉ trích con thì chúng sẽ tạo khoảng cách với bố mẹ, và tự giải quyết những chuyện chúng gặp trong tương lai thay vì nói ra với bố mẹ.

3. Việc bố mẹ lắng nghe con giúp con phát triển đúng hướng.

Những đứa trẻ không được lắng nghe sẽ cảm thấy giá trị của mình thấp, lời nói của mình không quan trọng, mình không đáng được quan tâm, lắng nghe. Để rồi, đứa trẻ càng ngày càng thấy mất lòng tin vào gia đình, tự nó sẽ tách biệt ra và không còn gần gũi với các thành viên trong gia đình nữa. Vì vậy, khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, những lúc cần đưa ra quyết định quan trọng thì nó sẽ tự giải quyết theo kinh nghiệm của nó, theo lời khuyên có được từ bạn bè, nhưng lại thiếu đi những định hướng quan trọng từ người lớn, đặc biệt là từ bố mẹ.
Từ đó sẽ dẫn đến trẻ dễ lao vào tệ nạn xã hội, lòng tự tin thấp, không kiểm soát được bản thân.

Nếu đứa trẻ luôn được quan tâm, lắng nghe nó sẽ cảm thấy mình được yêu thương, quan trọng. Từ đó hình thành và phát triển toàn diện hơn. Nó yêu quý bản thân, khả năng kiểm soát bản thân cao, và khó rơi vào tệ nạn xã hội hơn nhiều.

Qua tất cả những điều trên mình chỉ muốn chia sẻ rằng một ông bố, bà mẹ nói giỏi không bằng một ông bố bà mẹ biết lắng nghe. Hãy trở thành bạn thân của con bắt đầu từ việc lắng nghe con nhé!

Ba mẹ có thắc mắc hay muốn chia sẻ về cách nuôi dạy con có thể inbox trực tiếp cho em/mình. Tag bạn bè hoặc chia sẻ bài viết để mọi người cùng đọc nhé!

Ba mẹ nào cần tham khảo về sinh trắc vân tay thì click vào link sau nhé: http://phantichvantay.vn/

>