Lợi ích của trí thông minh không gian thị giác

Trí thông minh thị giác, không gian là khả năng đánh giá, nhận định về những hình ảnh, vật thể. Cụ thể là người này có khả năng hình dung, liên tưởng cũng như tạo hình với các đồ vật tốt. Đây cũng là người có trí nhớ về đồ vật tốt, có khả năng quan sát tốt.

Lợi ích của trí thông minh không gian thị giác !

Những người có trí thông minh không gian thị giác thường có cảm nhận không gian và sự quan sát rất tốt. Họ sẽ là hạt nhân trong việc hoạch định đô thị, phát triển hạ tầng giao thông sau này hoặc có tiềm năng trở thành các nghệ nhân, nghệ sĩ trong tương lai.

Người có trí thông minh không gian, thị giác thường biểu hiện qua các tính cách sau :

  1. Trầm lắng, hay quan sát và rất nhạy bén với các hình vẽ, thông tin.
  2. Thích vẽ, thiết kế hay ghi nhận những hiện tượng diễn ra trước mắt.
  3. Đặc biệt quan tâm đến khía cạnh mỹ thuật, bố cục và phong cách trình bày.

Thói quen hành động của những người có trí thông minh không gian, thị giác :

  1. Thích khám phá thế giới nghệ thuật, hình ảnh, tranh vẽ.
  2. Thích chụp ảnh, quay phim các khoảnh khắc đẹp, các sự kiện nổi bật.
  3. Nghiên cứu và tăng cường học hỏi nhiều về các lĩnh vực thiết kế, đồ họa, kiến trúc, không gian.

Chúng ta làm rõ thêm các vấn đề về Quan sát:
Quan sát: Là quá trình tri giác (bằng nhiều giác quan) có chủ định nhằm:
– Xác định các đặc điểm của đối tượng qua những biểu hiện như các sự kiện, hành động, cử chỉ, lời nói, sự tương tác giữa những cá nhân được quan sát với nhau, v.v… và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượng quan sát, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu… mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá về những vấn đề quan sát làm cơ sở minh chứng cho việc đánh giá một tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề nhất định

Kỹ năng quan sát: Là khả năng thực hiện một nhiệm vụ hay công việc quan sát theo một mục tiêu xác định trên cơ sở những tri thức, kỹ năng, thái độ có liên quan và theo một quy trình và hệ tiêu chuẩn nhất định.

Người có trí thông minh thị giác, không gian có 2 khả năng quan sát như sau:
– Quan sát trực tiếp: Quan sát và ghi chép hành vi của con người ngay tại bối cảnh và thời gian thực tế diễn ra.
– Quan sát gián tiếp: Không quan sát trực tiếp hành vi mà đi thu thập các dấu vết của hành vi còn lưu lại (ví dụ: chương trình đào tạo, lịch hoạt động của phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn…).
Phát triển trí thông minh thị giác cho trẻ
Chơi các trò chơi ô chữ. Học sử dụng bản đồ, hình ảnh kí hiệu.
Tự trang trí phòng ngủ của mình.
Chơi các trò chơi nhanh tay lẹ mắt.
Sử dụng hình vẽ kết hợp khi diễn đạt, trình bày ý kiến.
Phát triển trí thông minh thị giác, không gian cho trẻ sơ sinh:
Bé sơ sinh thích nhìn hình có họa tiết mang màu sắc tương phản đặt cạnh nhau (ví dụ: quả bóng có sọc đen trắng); hình có nội dung phong phú, phức tạp (ví dụ: gương mặt người xung quanh) và bé đặc biệt thích màu đỏ.

Bé có thể nhìn được người hoặc đồ vật ở cách mắt khoảng 20 cm, ở quá gần hay quá xa mắt, bé đều không nhìn thấy rõ. Bên cạnh đó, bé sơ sinh còn có khả năng ghi nhớ đồ vật mình đã nhìn thấy, vì thế bạn cần liên tục “đổi mới” đồ vật trước mắt bé để duy trì “hứng thú” nhìn của bé nhằm kích thích thị giác phát triển.
Cho trẻ học flashcard để tăng khả năng tập trung, chú ý.

Cách thức phù hợp khi giao tiếp với người có trí thông minh không gian, thị giác :

  1. Tham gia đánh giá, trao đổi về các kiến thức mỹ thuật cũng như bàn luận về hình học.
  2. Cùng họ nghiên cứu và phối hợp để tạo nên các tác phẩm thiết kế đặc sắc, ấn tượng.
  3. Thúc đẩy họ tận dụng kiến thức để tạo nên các thành quả lao động tuyệt vời trong lĩnh vực sáng tác, sáng tạo và hội họa, kiến trúc.

Vậy bạn có thuộc về trí thông minh này không ? Hãy trả thử kiểm tra nhé

  1. Tôi thường nhìn thấy hình ảnh hiện lên rõ ràng khi tôi nhắm mắt lại tưởng tượng
  2. Tôi có thể hình dung rõ ràng căn phòng, vị trí đồ vật, hình dáng, màu sắc của nội thất trong nhà mình
  3. Tôi nhạy cảm với màu sắc, tôi yêu thích hội họa và thích vẽ tranh
  4. Tôi thường sửa dụng máy quay phim, chụp hình để ghi lại những cảnh đẹp
  5. Khi đi chơi, tôi luôn cầm theo máy ảnh để có thể chộp được những hình ảnh đẹp, tôi thích sưu tầm, chia sẻ và lưu trữ những hình ảnh đẹp và sống động.
  6. Tôi thích đồ chơi xếp hình, tạo hình và những đồ chơi mang tính lắp ghép xây dựng. Tôi thường tưởng tượng ra đồ vật trước khi lắp ghép
  7. Tôi có khả năng định hướng, và xác định đường đi tốt ở những địa bàn mới và không quen thuộc
  8. Khi không có việc làm tôi thường hay dùng bút để vẽ nghuệch ngoạc ý tưởng mình lên giấy
  9. Tôi thường mất tập chung vào công việc khi mải tưởng tượng vào một sự vật hoặc một chuyến phiêu lưu nào đó
  10. Tôi thích làm việc với hình ảnh, tôi thích đọc sách có nhiều hình minh họa
  11. Tôi học giỏi môn hình học không gian hơn môn đại số
  12. Tôi thích dùng thước để đo đạc các chiều không gian, tôi có thể ước lượng chính xác về chiều cao và diện tích ngôi nhà
  13. Tôi thích bố trí, sắp xếp đồ vật trong gia đình. Tôi có năng khiếu về trang trí sửa nhà  cửa và bài trí
  14. Tôi có gu thẩm mĩ riêng về cách phối màu và cách tạo điểm nhấn trong căn nhà
  15. Đồ dùng và vật dụng cá nhân của tôi luôn có những hình dáng độc đáo và riêng biệt

Tổng điểm của tôi :

Với những đúng cho bạn : bạn thưởng cho mình 1 điểm

Với những câu gần đúng : thưởng cho mình 0, 5 điểm

Với những câu không đúng : 0 điểm

Bạn đừng vội đánh giá, đây chỉ là một phương thức giúp bạn có thể đánh giá xem mình có khả năng này hay không. Khách quan nhất là hãy sử dụng bài test sinh trắc vân tay để có cơ sở nhất nhé.

>