NGƯỜI THÔNG MINH VỀ NGÔN NGỮ CÓ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP

Người thông minh về ngôn ngữ có khả năng giao tiếp tốt, lĩnh hội, và sử dụng ngôn ngữ rất khéo léo. Những người thuộc trí thông minh này có năng lực từ ngữ tinh tế, sắc sảo và khả năng diễn đạt tốt. Công việc viết lách như nhà văn, nhà thơ, luật sư, phát ngôn viên có thể phát huy được sở trường này của bạn.

Thông minh ngôn ngữ bao gồm sự khả năng nói và viết, khả năng học ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục tiêu. Trí thông minh này bao gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện hoặc qua thi ca; hoặc có thể dùng ngôn ngữ để nhớ thông tin. Các nhà văn, nhà thơ, luật sư và diễn giả là những người mà theo Howard Gardner có trí thông minh ngôn ngữ tốt.

Năng lực trí tuệ ngôn ngữ / ngôn từ là khả năng diễn đạt và sử dụng từ ngữ trong cả văn nói lẫn văn viết. Những người có năng lực trí tuệ ngôn ngữ có khả năng lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế. Họ đặc biệt giỏi trong các kỹ năng đọc, viết, kể chuyện và ghi nhớ từ ngữ cũng như ngày tháng. Họ học tốt nhất bằng cách đọc, ghi chép và nghe bài giảng, học qua thảo luận và tranh luận. Họ cũng rất giỏi trong việc giải thích, giảng giải, hoặc thuyết phục mọi người. Những người trí tuệ năng lực ngôn ngữ thường rất giỏi học ngoại ngữ vì họ có khả năng nhớ từ, hiểu và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khá tốt.

Bao gồm khả năng:

1) Giao tiếp ngôn ngữ hình thể / Giao tiếp phi ngôn từ;

2) Ghi nhớ lời nói, hiểu ngôn ngữ;

3) Đọc hiểu / Sự lĩnh hội ngôn ngữ viết.

Biểu hiện:

1) Sử dụng ngôn từ rất linh hoạt trong cả văn nói và văn viết.

2) Khả năng ghi nhớ sự kiện dữ liệu con số chính xác.

3) Vốn từ vựng phong phú.

4) Đây cũng là người có khả năng trình bày cho người khác hiểu rất dễ.

5) Trẻ con có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội có thể học hiệu quả bằng việc thảo luận nhóm.

6) Những quyển sách rất quan trọng.

7) Có thể nghe thấy những từ vang lên trong đầu mình trước khi đọc, nói hay viết chúng ra.

8) Nghe đài hoặc nghe băng nhiều hơn là xem ti vi hay xem phim.

9) Có khả năng từ ngữ trong các trò chơi như sắp xếp chữ, đảo chữ hay mật khẩu.

10) Thích giải trí hay chơi những trò nào mà có sự xoắn lưỡi, có những âm điệu vô nghĩa hay có sự chơi chữ.

11) Tiếng Anh, các môn học xã hội và lịch sử dễ hơn nhiều so với môn toán và khoa học.

12) Khi lái xe, chú ý vào những từ ngữ viết trên bảng quảng cáo nhiều hơn chú ý quang cảnh xung quanh.

13) Cuộc nói chuyện, trao đổi thường liên quan đến những thông tin tham khảo được đọc hoặc nghe thấy.

14) Những năng lực ngôn ngữ khác…

Các đặc điểm khác của trí tuệ ngôn ngữ:

1) Nhạy cảm với ý nghĩa, âm thanh và trật tự của từ;

2) Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt;

3) Muốn được giải thích, thuyết phục hoặc giảng giải bằng ngôn từ;

4) Yêu thích và rất giỏi các trò chơi đỗ chữ;

5) Thích đọc, nghe và kể chuyện;

6) Rất giỏi nhớ tên và ngày tháng.

Ngành nghề phù hợp: Nhà thơ, nhà văn, diễn giả, nhà báo, sáng tác (truyện, kịch bản, diễn văn..), nhân viên quảng cáo, giáo viên ngôn ngữ, nhà nghiên cứu trị liệu ngôn ngữ, luật sư, thư ký, biên tập viên, người đọc soát bản thảo, diễn viên hài, nhà hùng biện, chuyên viên văn thư lưu trữ, quản thủ thư viện, biên phiên dịch viện, phát thanh viên đài truyền hình, nhà phê bình nghệ thuật.

Nhân vật điển hình: Balzac, Kafka, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Anthony Robbin, JK. Rowling, Oprah Winfrey.

Khuyến nghị giáo dục:

1) Học nhiều ngoại ngữ;

2) Trao đổi ngôn ngữ với người nước ngoài qua hội thảo trực tuyến;

3) Chơi trò chơi từ ngữ (chơi chữ, đố từ, giải ô chữ, ghép chữ);

4) Tham gia vào câu lạc bộ sách;

5) Tham dự hội nghị các nhà văn hay buổi hội thảo văn học nghệ thuật tại các trường đại học danh tiếng;

6) Dự các buổi ký tặng sách hoặc các sự kiện liên quan đến các nhà văn nổi tiếng;

7) Ghi âm giọng nói, lời nói của bạn vào băng ghi âm và nghe lại, tập độc thoại trước gương;

8) Thường xuyên đến thư viện hoặc nhà sách;

9) Đặt mua những quyển sách báo chất lượng cao (như Readers Digest, tạp chí TIME, thời báo New York) hoặc các tạp chí văn chương;

10) Nghe bàn thu âm những bài diễn thuyết của các nhà hùng biện, nhà thơ, nghệ sỹ kể chuyện và các diễn giả nổi tiếng khác;

11) Dành thời gian kể chuyện cho gia đình và bạn bè;

12) Khoanh tròn những từ không biết khi đọc và tra từ điển;

13) Khuyến khích việc đọc sách, dành ra một góc ở nhà làm góc đọc sách;

14) Mỗi ngày sử dụng một từ mới trong giao tiếp.

KHUYẾN NGHỊ CHO TRẺ

Ngay từ khi một tháng tuổi, bé đã biết chú ý lắng nghe và dõi theo những động tác của mẹ,vì vậy dù chưa nói được nhưng bé có thể tương tác với mẹ khi nghe mẹ nói và cười với mình. Thông thường, khi được 6 tháng bé có thể gọi “Ba, ba, mama” hay một số âm tiết đơn giản như “ê, a” khi “giao tiếp” với người lớn. Từ 9 tháng tuổi, bé có thể nói được những từ đơn giản, thực hành theo những yêu cầu của mẹ như “nheo mắt”, “làm mưa”, “lắc đầu”, “vỗ tay” hay cười khi mẹ gọi tên… Trước 3 tuổi, bé đã có vốn từ vựng tương đương 300 từ để trò chuyện và có thể “lý sự” với người khác.

KHUYẾN NGHỊ CHO CHA MẸ

– Khi bé 12-18 tháng: Mẹ hãy dạy bé gọi tên các bộ phận của cơ thể hay những đồ vật xung quanh. Cha mẹ nên nói với bé một cách chậm rãi, rõ ràng và sửa cách phát âm cho bé nếu bé nói chưa đúng. Mẹ cũng có thể chọn những loại sách có tranh đơn giản, in đẹp với nhiều màu sắc để đọc và tạo cảm hứng cho bé.

– Khi bé 18-24 tháng: mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho bé nghe, điều đó sẽ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ rất hiệu quả. Khi đọc, mẹ hãy chú ý thay đổi giọng đọc và làm hành động minh họa theo các nhân vật trong truyện để giúp bé hiểu rõ và tạo cảm hứng cho bé. Cha mẹ cũng không nên ép bé nếu bé có dấu hiệu chán hay mất tập trung. Thêm vào đó, mẹ cũng cần dạy bé yêu những câu mệnh lệnh đơn giản, khuyến khích bé nhắc lại các câu ngắn. Thường xuyên trò chuyện, chơi đùa, tâm sự với bé giúp bé kích hoạt khả năng ngôn ngữ.

– Khi bé 24-36 tháng hoặc lớn hơn: Mẹ cần đọc, kể truyện và tập cho bé bắt chước kể lại những câu truyện ngắn mẹ đã kể. Mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé giao lưu, tiếp xúc với những trẻ khác. Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của trẻ là rất lớn. Khi bé học cách chia sẻ (hay đòi hỏi), bé cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó. Nếu như bé được chơi đùa với bạn bè, bé sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác của bé thành lời. Vì thế, mẹ nên dẫn bé đến các sân chơi hay công viên và khuyến khích bé giao tiếp với những bạn khác nhé.

 

>