NHỮNG CÁCH GIÚP CON BÀY TỎ CẢM XÚC

NHỮNG CÁCH GIÚP CON BÀY TỎ CẢM XÚC.
Mỗi khi đi tư vấn cho các phụ huynh, đại đa số các bố mẹ gặp phải vấn đề lớn nhất đó chính là sự tương tác với con. Nguyên nhân dẫn đến việc này thường là do sự khác biệt tuổi tác, văn hóa.
Các bố mẹ gặp phải một sai lầm tai hại đó chính là càng ngày, khi con cái càng lớn, người lớn chúng ta vô tình tương tác không đúng, chúng ta vô tình dùng QUYỀN LỰC LÀM CHA LÀM MẸ ÁP ĐẶT CON mà càng đẩy con cái ra xa hơn, chúng không tâm sự thủ thỉ với bố mẹ nhiều như hồi còn nhỏ. Vậy đâu là giải pháp để bố mẹ thực sự có thể gắn kết với các con:
1. DÀNH THỜI GIAN LẮNG NGHE TÂM SỰ CỦA CON
Trẻ nhỏ có thể chịu nhiều áp lực từ phụ huynh hoặc nhà trường khiến các em không thể bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Cha mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ để hiểu hơn về suy nghĩ và những mong muốn của các em. Khi cha mẹ lắng nghe, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng chia sẻ và bộc lộ cá tính riêng của bản thân. Hãy cố gắng nghe những chuyện dù là tào lao nhất. Vì nếu bố mẹ cố gắng ngắt cảm xúc đang muốn kể của trẻ, thì lần sau chúng sẽ không hào hứng nữa.
2. BỘC LỘ CẢM XÚC CỦA CHÍNH CHA MẸ.
Không có một mối quan hệ nào gắn kết nếu nó chỉ xảy ra một chiều. Nếu bố mẹ chỉ nghe mà không thể hiện được cảm xúc của bản thân thì trẻ sẽ nhận ra bố mẹ làm việc đó chỉ vì trách nhiệm chứ không có mong muốn nghe thực sự.
Người lớn sẽ là tấm gương tốt cho trẻ để học cách bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân như thế nào. Hãy dạy cho trẻ biết các cung bậc cảm xúc thông qua những câu nói hằng ngày như “tôi mệt mỏi”, “tôi cảm thấy tức giận khi phải làm việc nhà một mình”…Đây chính là cách giúp cha mẹ khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và nói lên suy nghĩ của bản thân.
3. NHẬN DẠNG CẢM XÚC CỦA CON.
Khi trẻ cảm thấy tức giận hay thất vọng, cha mẹ nên cố gắng giải thích và giúp trẻ xác định tình cảm của mình. Hãy cùng trẻ chơi các trò chơi về biểu tượng cảm xúc thông qua hình dạng đồ vật như mặt buồn, mặt tức giận hay mặt vui vẻ…Việc này sẽ khiến trẻ nhận ra cảm xúc của bản thân và người khác.Nó làm tăng khả năng EQ của trẻ lên rất nhanh.
4. TRÁNH CẤM CON BỘC LỘ CẢM XÚC.
Bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ cũng chính là cách trẻ phản ứng lại với các vấn đề xung quanh. Phụ huynh không nên cấm các em thể hiện cảm xúc như khóc, giận hờn, tức giận hay khó chịu trước một điều gì đó. Bởi đây chính là ngôn ngữ giao tiếp của trẻ trước những vấn đề mà trẻ không hài lòng. Có nhiều bố mẹ thường có những câu: Mẹ cấm con không được la hét, mẹ cấm con không được khóc…. Đó là sai lầm phải bỏ ngay nhé
5. KHEN NGỢI CẢM XÚC
Nếu trẻ thể hiện cảm xúc thích hợp và cư xử đúng mực, cha mẹ có thể dành những lời khen cho các em. Lời khen sẽ khiến trẻ nhận thức được cảm xúc của chúng là tích cực hay tiêu trước trước một vấn đề nào đó.
6.THAY THẾ BỘC LỘ SỰ TỨC GIẬN
Khi trẻ cảm thấy tức giận và khó chịu, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên, phụ huynh có thể gợi ý cho các em cách trút bỏ cảm xúc giận dữ thông qua một số môn thể thao như võ thuật, chạy nhảy hay bơi lội. Hoạt động thể thao sẽ giúp cơ thể con người giảm bớt áp lực và sự tức giận trong cuộc sống.

Youscan

>