Những chủng vân tay nội tâm, cô độc: WS, Arch, PE

Những chủng vân tay nội tâm, cô độc: WS, Arch, PE

Những chủng vân tay này thường khép kín nội tâm, ít chia sẻ và thể hiện cảm xúc ra bên ngoài nên mọi người nhiều khi cảm thấy không hiểu hết được họ.
Đây là bất lợi trong việc xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống trong gia đình, bạn bè và nhiều khi chính những người đó cũng cảm thấy stress, mệt mỏi vì cứ tự giải quyết một mình.
Để hiểu hơn điều này mình xin giới thiệu về “cửa sổ Johari”, gồm 4 góc phân tư. Mục tiêu của chúng ta là mở rộng ô mở (mình biết, người khác biết là nhiều hơn) và thu hẹp các ô khác lại.

Cửa sổ Johari là gì:
Khái niệm Johari được viết tắt từ tên hai người xây dựng và phát triển là Joseph Luft và Harry Ingham, đây là một dạng mô hình giao tiếp tự bộc lộ, tự bạch và phản hồi giữa các cá thể trong một nhóm quan hệ hoặc nhóm này với nhóm khác. Trong đó:
• Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân.
• Họ có thể tự học và hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.
Cửa số 1: Ô Mở
Đây là nơi bạn có thể chia sẻ thông tin một cách thoải mái, những gì mà bạn biết và mọi người cũng biết. Chúng ta nên đi theo hướng thảo luận với nhau nhiều hơn là chia sẻ!
Cửa số 2: Ô Mù
Như chúng ta đã biết, tự đánh giá về bản thân là điều rất khó, đôi khi những điều chúng ta không biết về mình nhưng lại được nhìn nhận một cách rõ nét nhất từ người khác. Ví dụ: người khác nhận thấy bạn không thích hợp với cái gì đó (việc làm, giải trí, ăn uống …), không có năng lực hoặc không có giá trị trong một hoàn cảnh nào đó …).
Cửa số 3: Ô Ẩn
Có lẽ đây là phần nhạy cảm nhất và dễ gây ra những hiểu lầm trong một mối quan hệ! Việc người khác đánh giá sai về bạn hoàn toàn có thể, vì sao lại như vậy? Thứ nhất, để đánh giá người khác một cách chính xác là cả một quá trình gắn bó với nhau. Thứ hai, bản chất của mỗi người thường chỉ thể hiện ra bên ngoài 20% mà thôi.
Ví dụ: Bạn là một người vui tính, tuy nhiên lại khá rụt rè khi ở trong đám đông toàn những người lạ! Từ đó suy ra người khác chỉ nhìn nhận thấy sự rụt rè ở bạn mà bỏ qua tính cách “vui vẻ” nếu chỉ tiếp xúc qua loa hoặc đó có thể không phải là một mối quan hệ bền vững!
Cửa số 4: Ô Đóng
Đây là nơi tồn tại những đặc điểm của mỗi người (người ta gọi là tính cách thứ hai) và cả bạn và người khác đều không thể nhận biết qua vẻ bề ngoài. Quá trình này gọi là “tự bạch”, chúng ta cần cho và nhận thông tin với nhau trong khi giao tiếp bởi. Hãy chia sẻ một cách cởi mở, trao đổi thật nhiều thông tin để xây dựng niềm tin với nhau.
Vấn đề của những người khép kín này là: họ rất ít cởi mở, tự bạch về bản thân, ô ẩn (mình biết,người khác không biết) của họ có diện tích khá lớn. Nếu họ không cởi mở về bản thân mình hơn thì người khác cũng rất khó cởi mở với họ, Từ đó dẫn đến hai người không hiểu về nhau: Bố mẹ không hiểu con, con oán giận cha mẹ, vợ chồng không hiểu nhau.
Vì vậy, lời khuyên của mình cho những người WS, PE, Arch là nên cởi mở bản thân mình hơn,chia sẻ về những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của mình ra nhiều hơn để mọi người có cơ hội hiểu bạn và bạn cũng có thể hiểu mọi người hơn.
Còn bạn, bạn đang sở hữu chủng vân tay gì? Hãy đăng ký ngay dịch vụ sinh trắc vân tay để hiểu thêm về bản thân nhé.
>