NHỮNG KIỂU BỐ LÀM HỎNG ĐỜI CON SINH TRẮC HỌC VÂN TAY

NHỮNG KIỂU BỐ LÀM HỎNG ĐỜI CON – SINH TRẮC HỌC VÂN TAY YOUSCAN

Quan điểm của một tác giả trong ngành sinh trắc học vân tay  về tính cách khiến người chồng, người cha trở thành ông bố tồi. Các mẹ nghĩ sao? Hãy cùng sinh trắc học vân tay Youscan tham khảo bài viết này và chia sẻ ngay cho người cần chia sẻ nhé

Sinh trắc học vân tay “Tôi xin điểm danh những dấu hiệu của một ông bố tồi mà cánh đàn ông chúng ta cần phải tránh.”

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của người cha trong gia đình. Ngày xưa khi còn ở với bố mẹ, tôi có một người cha rất đáng noi gương. Nếu mẹ là người dạy tôi nữ công gia chánh, là người dạy tôi sự dịu dàng, mềm mại thì bố lại dạy tôi sự cứng rắn, mạnh mẽ và những điều thú vị trong cuộc sống. Nói vậy để biết, trong gia đình một đứa trẻ luôn cần có sự dạy bảo của cả bố và mẹ.

Khi đã có gia đình, nhìn nhận được nhiều chuyện vui buồn trong cuộc sống vợ chồng,con cái của mình cũng như những người bạn, những đồng nghiệp xung quanh, tôi càng thấm thía ảnh hưởng của người cha đến cuộc sống của một đứa trẻ. Tôi cũng “đúc kết” ra được cho mình, những kiểu cha sẽ cản trở cuộc sống và sự phát triển đủ đầy của con cái.

sinh trắc học vân tay

1. Người cha thụ động

Yêu con nhưng luôn nghĩ mình không thể chăm con, đó là điển hình của những người đàn ông thuộc kiểu cha thụ động. Từ chuyện chọn bỉm gì cho con, để con ăn sữa gì đến chuyện khi nào đưa con đi tiêm, lúc nào cho con vào mẫu giáo….tất cả những việc này các ông chồng đều để vợ quán xuyến. Thực ra những ông bố này cũng muốn giúp vợ chăm con, tuy nhiên, họ chỉ làm khi được vợ sai bảo, nhờ cậy cụ thể.

2. Người cha nóng tính

Không kiên nhẫn với con cái thì khó có thể nuôi dạy con nên người. Những người cha thuộc kiểu nóng tính, mất kiên nhẫn này hay thường quát tháo con trẻ mỗi khi bị trẻ “đeo bám”, hỏi khó hay khi dạy con nhưng con không hiểu. Chúng ta nên nhớ, dạy trẻ cần nhất phải có lòng kiên nhẫn. Nếu người cha thường xuyên quát nạt con lâu dần sẽ khiến trẻ tự ti với bản thân mình, cho rằng mình chưa đủ tốt, chưa đủ thông minh, từ đó dẫn đến cảm giác không muốn cố gắng.

3. Người cha thích bạo lực

Làm cha thì nên nghiêm khắc, nhưng đừng bao giờ nghiêm khắc bằng đòn roi. Đánh con không khiến con hiểu ra vấn đề, cũng không khiến con “tâm phục khẩu phục” mà thậm chí còn phản tác dụng. Nguy cơ lớn nhất sẽ làm tổn thương về thể chất của con. Thêm vào đó, trừng phạt về thể chất sẽ tạo khoảng cách về sự tin tưởng của con đối với cha. Khi bị phạt, trẻ có thể sợ nhưng trong tâm lý vẫn ngấm ngầm chống đối. “Yêu cho roi cho vọt” không còn đúng với ngày nay và những ông bố thích bạo lực với con cái cần phải chấm dứt ngay lập tức.

4. Người cha “vô hình”

Lấy lý do bận công việc, kiếm tiền để không tham gia vào bất cứ việc chăm sóc và nuôi dạy con cái nào, đó là đặc trưng của những người cha “vô hình”. Nếu cứ vắng mặt trong cuộc sống của con, đương nhiên những ông bố này cũng đừng hy vọng con sẽ có tình cảm với mình. Khi sợi dây liên kết cha con lỏng lẻo, sự tương tác và nói chuyện không sâu sắc, tất yếu đứa trẻ lớn lên sẽ có cảm giác không thích bố, thậm chí ghét bỏ.

Vậy làm thế nào để là một người cha tốt? Tôi có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của mình như sau:

– Trân trọng người mẹ của con mình:

Một trong những điều tốt nhất người cha có thể làm cho con mình đó là trân trọng mẹ của con. Nếu hai người đã kết hôn, hãy giữ cho cuộc hôn nhân vững bền và hạnh phúc. Ngay cả nếu hai người không sống bên nhau, điều rất quan trọng là ta vẫn cần trân trọng và giúp đỡ mẹ của đứa trẻ. Khi người bố và người mẹ tôn trọng lẫn nhau và để cho trẻ thấy được điều đó, sẽ tạo nên một môi trường an toàn và yên ổn cho trẻ. Khi đứa trẻ thấy cha mẹ mình trân trọng nhau, chúng cũng sẽ cảm thấy chính mình được chấp nhận và được trân trọng hơn.

– Dành ra thời gian để ở bên con:

Dưới con mắt của trẻ, cách bố sử dụng thời gian thể hiện điều gì là quan trọng với bố. Nếu chúng ta luôn tỏ cho con thấy bố quá bận rộn, con sẽ cảm thấy mình không được quan tâm, coi trọng, bất kể ta có nói thế nào đi nữa. Dành thời gian cho lũ trẻ luôn đồng nghĩa với việc cánh đàn ông chúng ta phải hy sinh một vài điều khác, nhưng điều đó là căn bản và tối cần thiết. Lũ trẻ lớn lên rất nhanh, những cơ hội một khi đã mất đi sẽ mất đi mãi mãi.

– Phạt trẻ một cách yêu thương:

Tất cả những đứa trẻ đều cần sự chỉ bảo và đôi khi là nguyên tắc cứng rắn, nhưng không phải là để trừng phạt, mà là để đặt ra những giới hạn hợp lý. Hãy nhắc nhở con về hậu quả có thể xảy ra từ những hành động của con, và dành cho con những phần thưởng ý nghĩa nếu chúng thể hiện như mong đợi. Những người cha nghiêm khắc một cách điềm tĩnh và công bằng chính là đang thể hiện tình yêu của mình dành cho con.

– Thường xuyên có những bữa cơm gia đình:

Cùng ăn với nhau (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối….) là một phần quan trọng cho một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Ngoài việc giúp giữ cấu trúc rõ ràng cho một ngày bận rộn, không để công việc chen lấn các phần khác của cuộc sống, những bữa ăn đó còn mang đến cho lũ trẻ cơ hội được nói về chúng, chúng đã làm gì, muốn làm gì. Đó là thời điểm tuyệt vời để chúng ta có thể lắng nghe và đưa ra những lời khuyên. Quan trọng nhất, đó là thời gian để cả gia đình có thể ở bên nhau mỗi ngày.

– Nhận thức rằng công việc của một người bố không bao giờ hoàn thành:

Ngay cả khi con cái đã trưởng thành, chúng vẫn hướng về người bố để tìm đến những lời khuyên và sự thông thái từ ông. Bất kể đó là việc nên học tiếp hay không, một công việc mới, hay một đám cưới tới gần, người bố luôn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con cùng với việc chúng lớn lên, và có thể, tiến tới hôn nhân và xây dựng gia đình riêng của chúng.”
———————-
Làm bố chẳng đơn giản chút nào, thế nhưng chúng ta vẫn cần cố gắng để trở thành một người bố tốt.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm về dịch vụ sinh trắc học vân tay tại đây ạ: http://phantichvantay.vn/

Lợi ích của sinh trắc học vân tay là gì ba mẹ nhỉ?

>