“PHỚT LỜ” LÚC TRẺ ĐANG HỜN DỖI LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

“PHỚT LỜ” LÚC TRẺ ĐANG HỜN DỖI LIỆU CÓ HIỆU QUẢ

Thường khi trẻ lăn ra ăn vạ, khóc lóc…bố mẹ không còn chiêu gì khác để làm trẻ nín thời điểm đó thì thường phụ huynh sẽ “phớt lờ” trẻ đi. Vậy phớt lờ trẻ trong tình huống nào là hợp lý?

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trẻ em, cận cảnh và ngoài trời

Khi trẻ hờn dỗi, ăn vạ, điều đầu tiên hãy xét xem tình trạng sức khỏe của trẻ có vấn đề gì không đã. Ví dụ trẻ đang ốm, mệt, đói hoặc buồn ngủ thì đừng làm trầm trọng thêm vấn đề bằng cách phớt lờ trẻ mà đáp ứng những nhu cầu đó của trẻ trước.
Hai là khi trong gia đình trẻ có xuất hiện thêm thành viên mới là em bé mới sinh, một số trẻ có biểu hiện về tâm lý như trầm cảm hoặc suy nghĩ nhiều sau vài tháng ngay sau đó. Cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân này mô tả và nên nhờ sự tư vấn của người có kinh nghiệm trong giáo dục.

Nếu trẻ hờn dỗi để đáp lại việc cha mẹ không đáp ứng nhu cầu của mình hoặc để giao tiếp với cha mẹ thì không đáp ứng.
Trẻ rất thông minh, nếu mỗi lần khóc, trẻ được đáp ứng luôn thì lần sau trẻ sẽ sử dụng tiếng khóc đó một cách triệt để để điều khiển người lớn.

Tính cách này thường khiến cha mẹ khó xử lý nhất ở những trẻ sở hữu chủng vân tay PE (rất khôn khéo và dùng đủ mọi chiêu trong việc điều khiển cả nhà đi theo ý của trẻ như nịnh, khóc, lì…).

WT,WS (Hoa tay xoáy tròn như bia phi tiêu, thể hiện cho việc tập trung mục tiêu đòi bằng được thứ mình thích đến cùng nhờ vào sự ương bướng hay nóng tính của bản thân).

RA (RL – Arch) (Dỗi, lì, làm ngược nếu phụ huynh thất hứa, áp đặt. Đây là chủng vân tay nghĩ nhiều, ám ảnh lâu nên dễ gặp vấn đề tâm lý, vì vậy phụ huynh nên lưu ý khi sử dụng phương pháp phớt lờ)

Nếu trẻ đã biết nói rồi thì bảo với trẻ chỉ những em bé mới đẻ chưa biết nói thì mới dùng tiếng khóc để nói chuyện thôi còn những em bé biết nói rồi thì đều sẽ nói cho mẹ biết vấn đề là gì.

Luôn yêu cầu trẻ dừng khóc trước khi giúp con giải quyết vấn đề của mình. Những gì đã đưa ra là nguyên tắc thì sẽ không đáp ứng. Trẻ có thể khóc ăn vạ nhưng khi dùng tiếng khóc để điều khiển người lớn khi không còn tác dụng thì trẻ chắc sẽ sử dụng ngôn ngữ nếu nó hiệu quả hơn.

Tóm lại, để nuôi dạy con hiệu quả và hạn chế những tính hờn dỗi vô cớ của trẻ, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu con. Hiểu nguyên nhân vì sao con lại hành xử như vậy. Có thể cha mẹ mới có cách giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.

Những điều em/mình nói ở trên các mẹ có thấy đúng không ạ? Chia sẻ cho em biết vấn đề của các mẹ để cùng nhau giải quyết nhé. Biết đâu với kinh nghiệm nghiên cứu, tiếp xúc và tư vấn về các vấn đề liên quan tới con trẻ em có thể giúp các mẹ. Có thể liên hệ trực tiếp cho Youscan nhé: http://phantichvantay.vn/

>