Tại sao chỉ nhìn cái vân tay mà biết nhiều thứ thế?

Tại sao chỉ nhìn cái vân tay mà biết nhiều thứ thế?

Do có nhiều khách hàng cùng có băn khoăn trong đầu về câu hỏi “Tại sao chỉ nhìn cái vân tay mà biết nhiều thứ thế?” (nào là tính cách của con, các chỉ số mạnh yếu môn học tiềm năng, ngành nghề phù hợp, chỉ số IQ, AQ, CQ, EQ…)

Hôm nay, Youscan xin phép trích dẫn 1 số lời “tâm huyết” của 1 chuyên viên tư vấn đã chia sẻ trên trang facebook cá nhân của bạn ấy. Bạn đọc để có được đáp án cho câu hỏi “Tại sao chỉ nhìn cái vân tay mà biết nhiều thứ thế nhé”

“Thực tế, đây là câu hỏi rất nhiều người đã hỏi mình khi biết mình đang tư vấn về dịch vụ sinh trắc vân tay.
Mình đính chính lại một chút, Sinh trắc vân tay không phải nhìn là đoán ra các chỉ số được, mà phải dựa vào phân tích số lượng đường vân và hình dạng, cấu trúc vân mới có thể cho ra kết quả. Mà kết quả các mẹ (bố ) cảm nhận chính xác lại còn phụ thuộc vào trình độ của người tư vấn nữa nhé ạ.
Riêng hôm nay, mình sẽ làm rõ hơn cho những ai còn thắc mắc về lý do tại sao chỉ dựa vào vân tay mà có thể biết được tiềm năng, tố chất, điểm mạnh, điểm yếu con người.
Vân tay và não bộ của chúng ta có sự tương quan với nhau. Vân tay bao gồm hình dạng và số lượng đường vân trên mỗi ngón tay.
Chúng chịu sự ảnh hưởng bởi gen di truyền.

Hirsch và Schweichel đã phát hiện ra rằng đường vân và mạch máu da của phôi thai được hình thành khi hệ thần kinh được sắp xếp một cách tinh vi. Vì vậy có thể kết luận rằng hệ thống dây thần kinh có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành dấu vân tay.
Theo quan điểm giải phẫu, bàn tay con người tương đối quan trọng so với các cơ quan khác của cơ thể. Tác động của não đến hai bàn tay nhiều hơn các bộ phận khác của cơ thể. Não gồm hai trăm triệu dây thần kinh, trong đó phần lớn phân bổ đến bàn tay.

Nói cách khác, số lượng lớn thông tin thuộc tâm lý và sinh lý thực sự ẩn chứa nơi bàn tay, vì vậy lĩnh vực nghiên cứu vân tay đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
Các tế bào não trải qua quá trình phát triển nhanh nhất từ 0 – 3 tuổi. Trong giai đoạn này, các tế bào não bắt đầu giai đoạn đầu tiên của sự phát triển với thị giác, thính giác và xúc giác; được gọi là “myelin hóa”. “Myelin hóa” là phần mở đầu kết nối mạng lưới thần kinh của các tế bào não.

Trong khoảng 4-8 tuổi, tế bào não nhanh chóng phát triển các sợi nhánh và sợi trục, đồng thời bắt đầu thiết lập hệ thống mạng lưới thần kinh. Mạng lưới thần kinh của não bắt đầu phát triển nhanh chóng nhờ sự kích thích thị giác, thính giác và xúc giác từ các hoạt động khác nhau. Giai đoạn này là quá trình cơ bản của sự phát triển não và là “giai đoạn vàng” của việc học tập và tiếp thu kiến thức. Các tế bào thần kinh kết nối với nhau và hình thành mạng lưới thần kinh.

Càng nhiều tế bào thần kinh kết nối với nhau thì mạng lưới thần kinh cũng như chức năng của não sẽ càng vững chắc. Số lượng kết nối này chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố như kích thích bên ngoài, môi trường, hoc tập, v.v. Số lượng tế bào thần kinh không quyết định sự thông thái, nhưng phản ánh khả năng tiếp thu của một người. Số lượng tế bào thần kinh nhiều có thể tạo tính liên kết và khả năng học tập nhanh chóng. Người có ít tế bào thần kinh hơn cũng sẽ có thể đạt được kết quả học tập tốt nhờ luyện tập đều đặn.

P/s: Đừng phê phán hay chỉ trích một ngành nghề gì khi bạn không tìm hiểu gì về nó. Hãy cho chúng tôi cơ hội chia sẻ tâm huyết của mình với nghề này cũng như giúp bạn có một góc nhìn khác về ngành sinh trắc vân tay này, hãy điền thông tin của mình vào link này https://docs.google.com/forms để Youscan có cơ hội đó nhé…

>