Tại sao con còn nhỏ mà đã đành hanh, ích kỷ

“Tại sao con mình bé tí mà đã đành hanh, ích kỷ như vậy!”

Dạo này tìm hiểu về Phật giáo mình được hiểu hơn về cái tôi, chính là nguồn gốc của mọi sự khổ đau của con người. Kinh nghiệm làm sinh trắc vân tay cho thấy, nếu một đứa trẻ được nuông chiều, bao bọc quá mức thì chắc chắn đứa trẻ đó lớn lên với một cái tôi, bản ngã to đùng.

Trẻ con có cái tôi (bản ngã) cao thì bố mẹ rất khó dạy bảo, người lớn bản ngã lớn thì gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ, phát triển sự nghiệp và gặp nhiều phiền não.

Còn nhớ bác Nguyễn Trọng An – Chuyên gia cao cấp bảo vệ chăm sóc trẻ em, đã từng nói: trẻ coi mình là trung tâm là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển ý thức về cái tôi bắt đầu manh nha trong những năm đầu đời của trẻ.

Khi trẻ lên 3, trẻ coi mình là trung tâm để quan sát thế giới, nhận biết về mọi vật, sự việc xung quanh. Trẻ thường tự mình hành động, không quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình.

Bởi chúng luôn nghĩ mình làm đúng và muốn làm khác với những gì người lớn dạy bảo. Đó chính là tâm lý phản kháng của trẻ. Cũng là biểu hiện rõ rệt của khủng hoảng tuổi lên 3

Đối với những đứa trẻ con một, chúng luôn được cha mẹ và mọi người trong gia đình chiều chuộng, vì vậy sẽ quá đề cao cái tôi. Nếu không vừa ý, chúng sẽ lăn ra khóc lóc, ăn vạ và người lớn lại cuống lên đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ.

Sai lầm này thường bắt nguồn từ chính bố mẹ. Họ chỉ coi trọng việc đáp ứng vật chất cho con, mà xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Từ đó, dẫn tới thói ích kỷ và tự coi mình là trên hết.

Những trẻ với cái tôi cao thường có biểu hiện:

– Dễ “xù lông” lên nếu có người khác động vào mình hay đồ vật của mình.

– Gào khóc, ăn vạ khi không được làm điều mình muốn hay không được đáp ứng nhu cầu.

– Không biết thông cảm, sẻ chia với bạn bè, anh chị em trong gia đình.

– Trong một sinh hoạt tập thể ở lớp, cô giáo hướng dẫn một đằng, trẻ làm một nẻo, thường là tự làm theo ý mình, không quan tâm tới các bạn xung quanh hoặc không tham gia và ngồi im lặng.

– Chỉ làm những việc mình thích mà không nghĩ đến trách nhiệm, nghĩa vụ. Ví dụ chỉ thích chơi, không thích học, hay phụ giúp bố mẹ việc nhà.

Điển hình của cái tôi cao là những trẻ có chủng vân tay PE. Bởi PE là mẫu người tiêu chuẩn cao, lại kiêu hãnh, thích làm trung tâm, thích điều khiển người khác. Vì vậy, bố mẹ có con thuộc chủng PE nếu bao bọc, chiều chuộng sẽ dẫn đến việc trẻ sống phụ thuộc, dễ coi thường người khác. Ngược lại, nếu cho con tự trải nghiệm và nếm trải thất bại thì trẻ PE sẽ có nhận thức cực tốt, luôn cầu tiến và biết tự định hướng cho mình.

Thế nên, việc nhận biết con có chủng vân tay gì cùng tính cách bẩm sinh ra sao sẽ giúp bố mẹ lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp, đồng thời giúp trẻ bộc lộ, phát huy tối đa những mặt tốt của mình.

— Tiến NQ – Sinh trắc vân tay Youscan

>