VÌ SAO CON BẠN NỖI CÁU TRƯỚC SỰ VIỆC THAY VÌ GIẢI QUYẾT ÔN HOÀN ?

VÌ SAO CON BẠN NỖI CÁU TRƯỚC SỰ VIỆC THAY VÌ GIẢI QUYẾT ÔN HOÀN ?

Không ít trẻ chỉ mới ba-năm tuổi có thói quen cấu véo, cắn, tát các bạn cùng trang lứa. Có phụ huynh nhẹ nhàng nhắc nhở, số khác thì dùng biện pháp mạnh như đánh chửi, dọa nạt để con bỏ tật xấu. Nhưng không phải trẻ nào cũng thay đổi; ngược lại, một số bé càng bắt nạt bạn bè nhiều hơn.

NGUYÊN NHÂN TRẺ THÍCH GÂY HẤN:

sinh trắc vân tay

Trẻ có tình trạng khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ: do không biết cách “gây chú ý” hay “tạo mối quan hệ” bằng lời nói nên trẻ phải áp dụng kiểu làm quen “bạo lực” mà không nghĩ rằng, như vậy sẽ gây tổn thương cho người mình muốn làm quen. Ban đầu chỉ là các hành vi như kéo áo, khều bạn hoặc nắm tay nhưng lại không gây được chú ý, thậm chí lảng tránh. Sau đó, các trẻ này tăng “cường độ” bằng việc ngắt, véo, cào cấu với một thông điệp đơn giản: “Cho tớ chơi với”, thế là thành trẻ “cá biệt”.

Trẻ sinh ra và lớn lên trong tình trạng bị “bỏ rơi”: bố mẹ bận đi làm và giao bé cho người giúp việc. Chính những người này đã vô tình “huấn luyện” cho bé bằng hành vi chăm sóc bạo lực của mình. Bé nhiễm các hành vi này, dần dần biến thành một kẻ cũng thích “chăm sóc” người khác bằng bạo lực. Đôi khi vì trẻ biếng ăn, hay quấy khóc hoặc “lì lợm”, bố mẹ thường quát mắng và đánh đập để trẻ phải vâng lời. Lâu dần trẻ “học” tính nóng nảy từ bố mẹ và áp dụng lại với bạn bè. Ngoài ra, không loại trừ một số trường hợp, ban đầu trẻ cũng hiền lành và thụ động, sau đó trở thành “nạn nhân” của trẻ khác.

HÃY ĐỊNH HƯỚNG HÀNH VI CHO TRẺ TRƯỚC KHI MỌI CHUYỆN QUÁ MUỐN

Người lớn cần kiểm soát bản thân, ngưng ngay các biện pháp “bạo lực” với trẻ để trẻ dần dần quên đi các thói quen này. Để kiềm chế trẻ “bạo lực”, cần phải dùng biện pháp cách ly, có thể cho bé ngồi yên một chỗ trong một thời gian ngắn (tính bằng phút, tương ứng với số tuổi của bé). Chẳng hạn như trẻ ba tuổi cách ly ba phút, trẻ năm tuổi cách ly năm phút. Chúng ta buộc trẻ ngồi yên trên một cái ghế và sẽ lặp lại thời gian bị phạt nếu trẻ phản ứng hay đứng dậy trước khi hết hạn. Dĩ nhiên bố mẹ không nên phạt trẻ rồi “quên”, bắt trẻ phải ngồi yên trên 15, 20 phút. Chúng ta không cần phải hù dọa, răn đe trẻ bằng các lời giảng đạo đức dài dòng vì trẻ sẽ không thể nhớ được. Ngược lại, cần phải khen ngợi khi trẻ có những hành vi ứng xử tốt để trẻ ghi nhớ và lặp lại các hành vi đó, quên dần đi các hành vi hung bạo hay tiêu cực.

Nên nhớ rằng, các thói quen “hung bạo” này không phải trong một sớm một chiều mà trẻ học được. Vì vậy, cũng không có biện pháp nào có thể dập tắt hay cải thiện một cách nhanh chóng các hành vi này. Dĩ nhiên, với thói quen ăn hiếp bạn bè như thế, nếu không có các biện pháp điều chỉnh và giải quyết kịp thời, trẻ sẽ trở nên ích kỷ, lại càng gặp khó khăn hơn trong việc giao tiếp và cũng không biết quý trọng chính bản thân mình. Khi lớn hơn, các bé này dễ trở nên vô kỷ luật, luôn tìm cách chống đối hay thống trị mọi người, mọi thứ chung quanh. Và khi trẻ gặp phải một sự phản ứng mạnh mẽ hơn, trẻ sẽ trở nên bất ổn, lo lắng và dễ bị kẻ mạnh hơn mình tác động.

CHÍNH VÌ THẾ BẠN NÊN HIỂU TRẺ ĐỂ BÉ PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN HƠN MỖI NGÀY CẢ VỀ TRÍ TUỆ LẪN TÍNH CÁCH NHÉ

>