Đặc tính của chủng vân tay WS – chủng vân tay Đại bàng

Chủng vân tay WS được ví như Đại Bàng. Đây là biểu tượng của sự nhận thức, mạnh mẽ chủ động quyết tâm cao, không thích bị bắt buộc, mong muốn người khác lắng nghe, tuân thủ và theo những gì mình chỉ huy. Tính mục tiêu và sở hữu phong cách riêng.

Nói về Đại Bàng tôi xin kể một câu chuyện về Quá trình tái sinh của Đại Bàng. Ở đây câu chuyện không nói về sự thật tái sinh của đại bàng có đúng hay không, nhưng ta thấy được sự mạnh mẽ dám thay đổi và quyết tâm thay đổi để có được một cuộc sống tốt hơn như đặc tính của vân tay Đại bàng này.

Để sống được tới 70 tuổi, đại bàng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi “chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.” Đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gẫy rời, sau đó đại bàng sẽ đợi đến khi mỏ mọc lại rồi bắt đầu bẻ gẫy móng vuốt của mình, khi móng mới mọc lại đại bàng bắt đầu nhỏ hết những chiếc lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời sau sự hồi sinh và sống thêm hơn 30 năm nữa.

Chủng vân tay WS

Đôi khi để tồn tại chúng ta cần dám làm, dám thay đổi, dám đối mặt với những nỗi đau tưởng chừng như không thể. Và đặc tính của chủng WS cũng vậy. Họ luôn chủ động, tự lập trong mọi việc. KHông thích bị gò bó hoặc ép vào khuôn mẫu của người khác cho nên đôi lúc có thể bị coi là bướng bỉnh, không nghe lời bố mẹ. Ví dụ: Trẻ tự chủ động trong sinh hoạt cá nhân; Chỉ nghe lời hoặc tự giác khi được phân tích hợp lý, rõ ràng và trẻ tự nhận thức được, không thích bị ra lệnh.

Họ có khả năng tập trung mục tiêu cao, ít bị xao nhãng tuy nhiên phải là những thứ họ thích, hứng thú. Nếu đó chỉ là mong muốn của người khác thì sẽ có xu hướng chống đối hoặc làm lấy lệ. Ví dụ: Nếu với một đứa trẻ thích học hoặc đang ganh đua với các bạn trong lớp thì có thể học ngày đêm, không bị xao nhãng bởi ti vi hay game hoặc nếu trẻ thích đọc sách thì có thể chăm chú đọc cả giờ còn bố mẹ bảo ngưng lại để giúp việc nhà thì sẽ làm rất lề mề.

Cá tính mạnh, xu hướng muốn chỉ huy, áp đặt người khác theo quan điểm của bản thân. Vì vậy trong các hoạt đông chung thường muốn ra lệnh, làm trưởng nhóm. Ví dụ: Không thích cho bạn bè chơi đồ chơi của mình hoặc hay yêu cầu bố mẹ (mang tính chất ra lệnh một chút) là: Con muốn cái này. Con muốn đồ chơi kia.

Nội tâm khép kín, ít chia sẻ với người khác, thường thích học tập và chơi một mình hơn là các hoạt động nhóm.

Phong cách giao tiếp là thẳng thắn, rõ ràng. Ví dụ: Nếu không thích một ai đó thì có thể thể hiện rõ thái độ lạnh lùng ra ngoài, không nói chuyện, hỏi han hay chia sẻ.

Tính cạnh tranh, không thích bị so sánh với bạn khác, muốn đạt kết quả nhanh nên đôi khi tự gây áp lực cho bản thân. Ví dụ: Trẻ có thể nổi cáu nếu bị bố mẹ so sánh với bạn khác, quan tâm nhiều đến chuyện thắng-thua khi tham gia các trò chơi, hoạt động tập thể…

Các bài viết liên quan

Làm sinh trắc vân tay để hiểu con hơn

Bạn có biết bé nhà mình mạnh về não trái hay não phải không?

Tại sao nhút nhát

>