TRẦM CẢM Ở TRẺ NHỎ VÀ NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ NÊN LÀM

Trầm cảm xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi không phân biệt giới tính. Các bạn nhỏ ở lứa tuổi từ 4-10 tuổi, đây là lứa tuổi nhi đồng, các em đã có một phần nhận thức và rất nhạy cảm với những vấn đề xung quanh mình nên rất dễ bị mắc các chứng bệnh về tâm lý.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ đôi khi lại tự chính cách giáo dục của bố mẹ, nhà trường. Việc cho con đi học một cách quá tải, cặp con “ nặng hơn cả người”, bài tập thì nhiều vô kể trong khi sức lực của con lại có giới hạn, con bị chê học kém, điểm thấp. Chính tình trạng này đã khiến con sợ học hành, không dám gặp mặt bạn do mặc cảm và dần xa lánh với mọi người.

Qúa áp lực học hành khiến con sợ đến trường, sợ gặp bạn bè, thầy cô

Do con phải trải qua một cú sốc tinh thần khi bị mất đi một thứ gì đó quan trọng như người thân, thú cưng… 

Do môi trường học thay đổi: Khi chuyển lớp sẽ phải học cùng những bạn mới, thầy cô mới và cảm thấy xa lạ, thu nhỏ mình lại.

Biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ khi mắc phải.

\- Thường thường dấu hiệu của căn bệnh này rất khó để phân biệt. Biểu hiện rõ nhất là các con hay ngồi một mình, không nói chuyện với ai cả hoặc tự nói chuyện một mình cùng gấu bông, thú cưng. Mắt đờ đẫn nhìn vô thức.

– Hay mất ngủ, hay giật mình và thậm chí bị nói mơ và mộng du.

– Mất tập trung vào một việc gì đó, lơ đãng, trí nhớ kém.

– Hay cáu gắt và mất kiểm soát khi có ai đó làm không hợp theo ý của mình, nóng nảy với những phiền phức, hay che đậy sự chán nản với người lớn.

Vậy làm thế nào giúp con vượt qua được?

Điều đầu tiên cha mẹ có thể làm là hiểu con, có phương pháp giáo dục con đúng đắn để con không cảm thấy áp lực mỗi khi đến trường. Nên giành thời gian cho con nhiều hơn, tâm sự với con mỗi ngày về việc học hành, hôm nay con đi học có vui không,…Chỉ cần những câu hỏi thăm đã khiến con không cảm thấy cô đơn. Mỗi khi con buồn hãy ân cần vỗ về và an ủi động viên, nên nhớ đừng nên cãi nhau trước mặt con. Đừng để con phải sợ rằng một ngày nào đó bố mẹ sẽ không còn ở bên con nữa. 

Cuối cùng hãy đưa con đến bác sĩ tâm lý để được chuẩn đoán và tìm ra cách giải quyết tốt nhất bố mẹ nhé.

 

>