ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ CON

Sinh trắc học dấu vân tay – Cho con một tương lai thay vì một chiếc điện thoại smart phone đắt tiền.

sinh trắc học dấu vân tay

                                                  Hình ảnh minh họa

Một lần, khi đi ra đầu ngõ , mình thấy có hai mẹ con đang ngồi trước cửa nhà. Người mẹ đang cầm smartphone, còn cô con gái nhỏ khoảng 4 tuổi cũng cầm một cái smartphone khác, hai mẹ con ngồi cách nhau 1 mét.
Cả hai đều im lặng, không giao tiếp, chỉ cắm cúi đầu bên cái điện thoại của mỗi người.
Mẹ ôm con đâu? Con ngồi nhổ tóc bạc cho mẹ đâu rồi? Chuyện cổ tích ở nơi nào rồi?
Những người cha, người mẹ có lẽ do tâm lý cho con chơi điện thoại để nó đỡ quấy, đỡ khóc cho họ tiện đường làm việc, kiếm tiền, nuôi con. Nhưng trong mắt mình đấy chỉ là tầm nhìn xa trên vài kilomet.
Họ chỉ giải quyết được cái ngắn hạn, mà đã làm hại đến cái dài hạn.
– Trí tuệ: điện thoại càng thông minh, não người càng teo đi. Ở cái độ tuổi hình thành nhận thức với cuộc sống xung quanh. Lại cho con trẻ cắm đầu bên những trò chơi vô cảm ở cái điện thoại. Sau này nó lớn lên, học dốt đi, gà công nghiệp đi, con trâu và con bò không biết phân biệt, thì chính bởi cái tuổi tiếp xúc với thế giới, nó chỉ toàn nhìn thấy mấy món hình điện tử.
– Tương lai: khi 3 tuổi đã chơi smartphone, 6 tuổi nó cũng sẽ đòi chơi, càng lớn nhu cầu đòi chơi những món này của nó càng cao. Đến 10 tuổi giả sử như iPhone 8 ra, nó thấy bạn bè có, nó cũng đòi bố mẹ phải mua cho nó. Bất chấp bố mẹ chạy ăn từng bữa.
Nhận thức xung quanh những đầu óc non nớt ấy, chỉ có màn hình nho nhỏ. Không biết nỗi vất vả của bố mẹ. Mà thực ra chính bố mẹ đã đặt vào tay nó con dao man rợ ấy khi nó 3 tuổi.
– Nghiện: tôi đã từng chứng kiến những đứa nhỏ khi bố mẹ không cho chơi smartphone thì nó quấy, nó gào khóc. Không chơi là nó phá lung tung, mà đưa smartphone đến tay thì im lặng. Bố mẹ cũng tặc lưỡi cho qua. Cho đến một ngày bạn phát hiện ra con mình nghiện thì quá muộn.
Đến cả người lớn chúng ta mà còn bị sức hấp dẫn của facebook của smartphone làm nghiện, nói gì con trẻ non nớt mới 3, 4 tuổi.
– Sức khỏe: đứa trẻ dưới 10 tuổi, sự phát triển toàn diện chưa hết. Vậy mà cho nó cắm đầu vào cái smartphone là hại đôi mắt trong vắt của nó. Đặc biệt, trẻ em nghiện smartphone có nguy cơ ung thư não gấp 5 lần các trẻ em khác.
Chưa kể tiềm ẩn bệnh tự kỷ.
Cuối cùng, đứa con gia bảo mà chúng ta đặt vào bao nhiêu kỳ vọng lại thành ra một đứa đầu to mắt cận, nhận thức cuộc sống mù mờ, học hành là 1 dấu hỏi trong khi khả năng cài ứng dụng, lướt điện thoại thì ầm trời ầm đất.
Ta chỉ giải quyết 1 cái ngắn hạn là giúp ta bớt phiền phức khi con nhỏ chăm sóc khổ sở nhất. Nhưng lại để lại 1 cái dài hạn là tương lai của nó.
Tầm nhìn của 1 quốc gia, của 1 con người, của 1 gia đình là thế nào?
Mình từng được một chị chuyên gia ở bên Mỹ về Việt Nam đào tạo tâm sự thế này.
” Nếu không dạy bảo con đàng hoàng, thì khi mình chết đi, sẽ để lại một đứa ngu ngốc vô dụng, và nó sẽ bị thiên hạ luộc sau 5 nốt nhạc.”
Mình luôn muốn mình và bạn gái mình có một tuổi trẻ đúng nghĩa dành cho 2 người, một cuộc sống đẹp đúng nghĩa, để cái ngày gắn bó với nhau thì đó là sự gắn bó đẹp nhất. Dành cho con cái những điều đẹp nhất khi bố mẹ đã sống tốt rồi.
Bạn gái mình cũng đồng ý với điều này. Đó không phải là một cuộc sống mà bố mẹ nai lưng vất vả quần quật cho ra 1 căn nhà, để lại cho 1 đứa con không có sự cố gắng. Đứa con ấy sẽ dễ dàng bị người ta “hốt” sau 5s. Công sức cả đời bố mẹ trôi sông trôi bể. Nó sẽ là đứa bất hiếu, và bố mẹ sẽ ân hận.
Khi làm công việc về trẻ em , về Sinh Trắc  Học Dấu Vân Tay , mình hiểu rằng sẽ để lại cho con mình điều quan trọng nhất. Đấy là kiến thức.
Có kiến thức, nó sẽ phát triển được những gì bố mẹ tạo dựng. Và giả sử như bố mẹ không thể cho nó cuộc sống đủ đầy như người ta. Nó cũng sẽ có nhận thức để nhìn cuộc sống và phấn đấu tốt hơn sau này.
Và đấy sẽ là gia đình của mình!
Không quá đặt nặng vật chất. Nhưng con trẻ phải có kiến thức về cuộc đời, không chỉ sách vở, mà cả nhận thức xung quanh. Nhận thức ấy chắc chắn ở miền quê, miền núi, người nghèo, người giàu, chứ không phải ở nút like, ở pokemon go, ở smartphone !
HÃY CHO CON MỘT TƯƠNG LAI THAY VÌ MỘT CHIẾC SMARTPHONE ĐẮT TIỀN.

Nguồn: Chuyên viên tư vấn Nguyễn Quang TiếnSinh trắc vân tay Youscan

Sinh trắc vân tay Youscan – Sinh trắc học dấu vân tay chuyên nghiệp

>