3 Hiệu ứng tâm lý nổi tiếng giúp con thông minh mỗi ngày.

3 Hiệu ứng tâm lý nổi tiếng giúp con thông minh mỗi ngày.

3 Phương pháp tuyệt vời dưới đây cùng với những phân tích trong báo cáo sinh trắc dấu vân tay sẽ là cánh cửa hy vọng cho bố  mẹ trong việc dạy con thông minh mỗi ngày.

  1. Hiệu ứng Thùng gỗ

Hiệu ứng Thùng gỗ có nghĩa là: Một chiếc thùng gỗ dựng được bao nhiêu nước không phải phụ thuộc vào những thanh gỗ dài nhất mà phụ thuộc vào thanh ngắn nhất.

Thành tích học tập chung của một đứa trẻ cũng giống như chiếc thùng gỗ, mỗi môn học là một thanh gỗ để cấu thành chiếc thùng gỗ. Kết quả học tập của đứa trẻ không được đánh giá trên thành tích học tập của các môn giỏi mà phải đánh giá dựa trên tính chất từng môn, đặc biệt quyết định bởi những môn yếu nhất.

Hiệu ứng thùng gỗ

Hiệu ứng thùng gỗ

Do đó, khi trẻ học yếu môn nào đó, cha mẹ cần nhắc nhở và nghiêm khắc để trẻ tập trung học hơn

  1. Hiệu ứng tăng giảm

Nghệ thuật giao tiếp- Hiệu ứng thú vị: Bất cứ ai cũng muốn sự yêu thích của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” mà không phải là “không ngừng giảm đi”.

Hiệu ứng tăng giảm

Hiệu ứng tăng giảm

Những người bán hàng khéo léo, thông minh thường nắm bắt tâm lý này khi cân hàng cho khách: họ luôn lấy một lượng nhỏ để lên cân rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ lượng khách cần chứ không lấy một lượng to rồi “bớt ra bớt ra”, bản chất của khách hang vẫn chỉ lấy bằng đó

Việc dạy trẻ cũng vậy. “Khen trước chê sau” không hiệu quả bằng việc bố mẹ phê phá, khiển trách trẻ trước và sau đó khen trẻ sau. Trẻ cảm nhận được khi bố mẹ  đánh giá chúng, “sự yêu thích” dành cho trẻ “không ngừng tăng lên” thì sau này sẽ dễ dàng tiếp thu và bào chữa hơn

  1. Hiệu ứng ngưỡng vào

Hiệu ứng này đặc biệt tốt trong trường hợp yêu cầu, thuyết phục trẻ.

Hiệu ứng ngưỡng vào

Hiệu ứng ngưỡng vào

Hiệu ứng ngưỡng vào dựa vào một hiện tượng tâm lý hay gặp trong cuộc sống: Khi bạn nhờ một ai đó làm việc gì, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt, ngược lại nếu đầu tiên bạn nên đưa ra yêu cầu dễ dàng, sau đó tăng dần mức độ như thế họ sẽ làm với thái độ thích thú ngay.

Do đó, các bậc phụ huynh khi giao việc cho trẻ, hãy bắt đầu bằng những yêu cầu thấp. Khi trẻ đã làm đúng rồi, bố mẹ hãy tăng dần sự khích lệ, động viên trẻ để trẻ cảm thấy hạnh phúc và được tin tưởng, hãy tăng dần độ khó của yêu cầu lên sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.

>