39 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN GHI NHỚ SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY

39 ĐIỀU MÀ BẤT KỲ BỐ MẸ NÀO CŨNG CẦN GHI NHỚ – SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY YOUSCAN

Sinh trắc học dấu vân tay Youscan sẽ đưa ra 39 điều dưới đây, ba mẹ hãy đếm xem mình đã làm được bao nhiêu việc rồi nhé!

Ba mẹ hãy cùng khám phá với sinh trắc học dấu vân tay Youscan ạ.

1. Dành thời gian cho con – đây là một trong những việc dễ nhất, cũng là khó nhất của việc làm cha mẹ, và cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà con cần để phát triển tốt. Và hãy lưu ý rằng việc bạn ở bên cạnh con, một tay đẩy xích đu cho bé, tay kia cầm điện thoại nói suốt từ đầu đến cuối buổi chơi không được tính là “đã dành thời gian” đâu nhé.

2. Tin ở chính mình. Có rất nhiều cách làm cha mẹ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều điều kiện và yếu tố, không thể áp đặt chỉ có cách nào là đúng hay là sai. Bạn đừng so sánh mình với những người làm cha mẹ khác; và đừng hoảng, đừng tự dằn vặt mỗi khi làm điều gì đó sai – ai cũng sẽ sai rất nhiều lần, quan trọng là cách bạn ứng xử ra sao sau mỗi lần sai ấy.

3. Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác, nếu con bạn khác biệt, hãy tôn trọng sự khác biệt đó thay vì cố uốn con cho giống mọi người.

4. Đừng áp đặt con, đừng cho rằng “trứng” không bao giờ khôn hơn “vịt”. Hãy thử im lặng để lắng nghe con, bạn sẽ thấy mình học được về con và ở con rất nhiều. Đồng thời bạn đừng bao giờ bắt con phải im miệng.

5. Hãy nhớ 2 từ T – sự Tự tin, và sự Tò mò ham tìm hiểu, đó là những món quà quý giá bạn có thể dành cho con mình, sau Tình yêu.

6. Hãy mỉm cười – mỗi khi trông thấy con, bạn hãy mỉm cười để chào đón hoặc khích lệ bé.

7. Đọc sách cho con nghe, nhưng không phải lúc nào bạn cũng là người kể, thỉnh thoảng hãy đóng vai người nghe.

8. Hãy chơi đố chữ cùng con, phát triển kỹ năng tư duy cho bé. Khi còn nhỏ, não bộ của trẻ con rất linh hoạt, có thể tiếp thu được rất nhiều điều – từ ngoại ngữ, kiến thức…

9. Hãy dạy con cách ở một mình – tắt TV, máy tính, điện thoại đi để đọc, để suy nghĩ …

10. Đừng tưởng tượng đến những điều tệ nhất.

11. Hãy xung phong, tình nguyện.

12. Hãy nhớ các bạn ở cùng một đội để đấu lại với phần còn lại của thế giới, hãy là đồng đội tốt của nhau.

13. Đừng google mỗi điều mà bạn sợ.

14. Hãy ra ngoài đi – cảm giác đơn độc và bị cách ly là điều không phải là hiếm gặp ở những người mới làm bố mẹ. Bạn hãy quyết đứng dậy, ra ngoài, chuyện trò cùng những người lớn khác.

15. Đừng làm hộ con bài tập về nhà.

16. Hãy để xung quanh con thật nhiều “tấm gương” tốt. Nếu từ “gương tốt” khiến bạn cảm thấy áp lực và bối rối thì việc đầu tiên cần làm là hãy tránh càng nhiều thói hư tật xấu càng tốt.

17. Hãy nghe nhạc.

18. Hãy nhớ con sẽ làm theo những việc bạn làm, nên có việc gì không muốn con làm thì bạn cũng đừng làm nhé.

19. Hãy đưa ra những quyết định quan trọng trong tâm trạng thoải mái nhất, sau khi đã được nghỉ ngơi, thay vì những khi mệt mỏi.

20. Tin tưởng vào giáo viên của con.

21. Hãy có cuộc sống riêng – Đừng phụ thuộc vào con rồi bắt con làm nguồn vui duy nhất của đời bạn. Hãy có những mối quan tâm khác nữa, và chia sẻ những trải nghiệm này với con (nếu phù hợp với trẻ nhỏ).

22. Hãy khích lệ sự biết ơn. Trẻ con sẽ nhìn thế giới đầu tiên qua chiếc kính của chính bạn đấy. Bạn có nhận thấy những điều đáng yêu, tuyệt vời ở quanh mình mỗi ngày? Bạn có giúp con nhận thấy những điều đó?

23. Hãy nhớ mở rộng giới hạn khi con ngày một lớn hơn. Những thứ hợp với một đứa bé 3 tuổi có thể không còn phụ hợp với đứa trẻ 10 tuổi, hay 15 tuổi nữa đâu.

24. Nếu bạn không dạy được thì đừng dạy, không hướng dẫn được thì đừng hướng dẫn.

25. Đừng đặt ra quá nhiều quy tắc, luật lệ. Nếu bạn cứ tham lam muốn dạy cho nhiều thì nhiều khả năng sẽ dẫn đến tác dụng ngược là con sẽ chẳng học được gì. Lưu tâm dạy con 2 điều đầu tiên: “tử tế” và “trung thực” có lẽ đã đủ rồi.

26. Hãy dạy con tranh đua, và nếu con thua thì sao? Đời là vậy mà, đâu phải ai cũng có thể thắng hoài, tốt nhất con hãy quen với điều đó, để sớm học cách trở lại và lợi hại hơn.

27. Hãy cẩn trọng lời ăn tiếng nói, uốn lưỡi 7 lần cả khi nói với con, vì việc bạn chọn dùng sai từ ngữ có thể sẽ để lại những ấn tượng khó phai trong tâm hồn con trẻ.

28. Dạy con ăn đàng hoàng và vận động đàng hoàng, những thói quen được hình thành càng sớm sẽ càng dễ ngấm, càng tự nhiên và càng bền.

sinh trắc học dấu vân tay

29. Đừng lờ đi những liên hệ có thể có giữa sinh học với hành vi. Nếu con bạn cư xử không tốt và bạn không biết được vì sao thì có thể có một đường dẫn ẩn sau đó – chế độ ăn của con có vấn đề chẳng hạn, hoặc khả năng nghe của bé đang không tốt…

30. Có một chuyện mà có lẽ chưa có nhiều bố mẹ Việt làm được, đó là sau khi con qua được mốc tuổi nhất định, cuộc sống của con là do con và vì con, chứ không còn là chuyện mà bạn phải hớt hải lo lắng nữa.

31. Hãy nhớ trách nhiệm của con không phải là để bạn cảm thấy hạnh phúc/ viên mãn. Con không xuất hiện để làm trò cho bạn vui, hoặc khiến bạn giàu có hơn, hoặc cứu thế giới hoặc để bạn bù đắp lại tuổi thơ dữ dội của mình.

32. Hãy nhất quán và kiên định – đưa ra những yêu cầu, làm rõ ràng những trông đợi của bạn ở con.

33. Đừng làm thay con, nói thay con, trả lời thay con, đừng quá sốt sắng làm người đại diện tự phong.

34. Hãy ra ngoài đi – Thở – Chơi – Và du lịch.

35. Đừng sợ thừa nhận những sai lầm của mình.

36. Đừng buôn chuyện về người khác.

37. Đừng dọa dẫm, đừng đưa ra những hình phạt mà bạn không thể theo – chẳng hạn như dọa rằng nếu con không tắt TV và dọn phòng là bạn sẽ đem TV đi cho ngay lập tức (rồi bạn có làm theo đâu).

38. Dạy con biết hạnh phúc vì người khác. Cuộc đời không phải là trò chơi thắng thua; những thành công, hạnh phúc, may mắn của người khác không làm giảm cơ hội thành công, hạnh phúc, may mắn của con. Nên đừng ghen tỵ, hãy vui cho họ nhé!

39. Và cuối cùng: Hãy lạc quan và vui lên cùng sinh trắc học dấu vân tay Youscan nhé!

Link tham khảo thêm về dịch vụ sinh trắc học dấu vân tay: http://phantichvantay.vn/

KHI NÀO BỐ MẸ NÊN LÀM SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY CHO CON?

>