6 cách tuyệt vời để phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ sinh trắc học dấu vân tay

6 cách tuyệt vời để phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ trong sinh trắc học dấu vân tay

Trong sinh trắc học dấu vân tay, trí tuệ cảm xúc EQ là khả năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và những người xung quanh. Để nâng cao trí tuệ cảm xúc cho trẻ, điều quan trọng nhất là trẻ phải tự nhận thức được và quản lý cảm xúc của mình. Bên cạnh đó, sự giáo dục, rèn luyện từ gia đình, nhà trường và xã hội cũng có tác động lớn đến trí tuệ cảm xúc của trẻ. 

1. Biểu đạt cảm xúc

Khuyến khích con biểu đạt cảm xúc bằng lời nói, hành động và biểu cảm. Đặc biệt là lời nói để mọi người có thể hiểu con hơn và ngược lại. Tốt hơn hết nên khuyến khích con biểu đạt bằng những câu như “con cảm thấy… bởi vì…”. Thay cho những câu nói cộc lốc hay chửi thề khi cảm thấy tức giận. Không ai có đủ tinh tế và khéo léo để hiểu tất cả cảm xúc và mong muốn của người đối diện, vậy nên cách tốt nhất là nói ra.

Sinh trắc học dấu vân tay

2. Giải thích cho con

Nếu con có hành vi không phù hợp, hãy giải thích cho con vì sao không nên làm như vậy và dạy con cách cư xử trong những tình huống tương tự xảy ra. Nếu tình huống không cho phép xử lí ngay thì hãy đợi về nhà. Đừng làm con xấu hổ ở nơi đông người hoặc trước mắt người khác. Ví dụ khi đến nhà người khác chơi, bạn nhắc con chào người lớn đi nhưng bé không chào. Bố mẹ hẳn sẽ rất xấu hổ nhưng đừng nóng tính mà quát mắng hay phạt trẻ ngay lúc đó. Điều này sẽ phản tác dụng, càng làm cho trẻ cảm thấy tổn thương và sẽ tiếp tục có cư xử không đúng đắn.

3. Dạy con biết nói cảm ơn và xin lỗi

Đây không phải điều dễ dàng ngay cả với người lớn. Nhưng hãy dạy con nhận ra giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi. Trước mỗi tình huống trong cuộc sống. Hãy dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác thì sự cảm thông sẽ dễ dàng hơn nhiều.

4. Kiểm soát cơn tức giận

Trong cơn tức giận người ta dễ bộc phát ra những điều không hay. Không có quyết định nào là đúng đắn khi tức giận cả. Vì thế hãy dạy trẻ khi tức giận hãy hít thở sâu, đều. Đếm từ 1 đến 10 và uống một chút nước. Điều đó có thể giúp cơ thể “hạ hỏa”.

Sinh trắc học dấu vân tay

5. Suy nghĩ kĩ trước khi nói

Từ nhiều đời ông cha đã truyền lại câu “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” quả không sai. Trước khi nói ra điều gì cần suy nghĩ điều đó có cần, có nên và có phải nói hay không. Người ta vẫn thường nói: Nếu không nói được những lời tốt đẹp thì đừng nên nói. Điều này đúng, nếu chúng ta có thể kiểm soát được những gì mình nói thì sẽ gây được ấn tượng và cảm xúc tốt đẹp với những người xung quanh. Rất khó để làm được điều này ngay cả người lớn. Những hãy cố gắng dạy con nên suy nghĩ trước khi nói bởi điều này rất cần thiết. Nhất là với lứa tuổi các bé còn thiếu suy nghĩ trong lời nói, ngôn từ.

6. Đọc sách và trải nghiệm

Dù bố mẹ, thầy cô có dạy nhiều thế nào thì trẻ khó mà biến những kiến thức quản lý cảm xúc thành của mình nếu không tự nghiên cứu và trải nghiệm. Đọc sách không chỉ mang đến cho chúng ta kiến thức mà còn mang đến những trải nghiệm cảm xúc. Gặp gỡ nhiều câu chuyện, mảnh đời và nhiều điều thú vị khác. Tương tự đọc sách, được trải nghiệm thực tế cũng là cách hữu hiệu để trẻ có trí tuệ cảm xúc vượt bậc.

Sinh trắc học dấu vân tay

Trí tuệ cảm xúc là một tiêu chí được đánh giá khá cao trong cuộc sống ngày nay. Nó đánh giá phần nào khả năng thành công của một người trong tương lai. Để con có trí tuệ cảm xúc tốt, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con được học hỏi, trải nghiệm và không ngừng chỉ bảo cho con.

Để biết được chí số trí tuệ cảm xúc của con, ba mẹ hãy liên hệ ngay với sinh trắc học dấu vân tay Youscan nhé!

4 CHỈ SỐ THÔNG MINH TRONG SINH TRẮC HỌC DẤU VÂN TAY CÓ THỂ BỐ MẸ CHƯA BIẾT

>