CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SINH TRẮC VÂN TAY

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SINH TRẮC VÂN TAY

1. Dấu vân tay là duy nhất, không thay đổi theo thời gian

Nhà giải phẫu học người Ý, Marcello Malpighi là người đầu tiên dùng kính hiển vi nghiên cứu dấu vân tay, đặt nền móng cho sự nghiên cứu sau này

Từ năm 1788 đến 1823 nhà giải phẫu học người Đức (Christoph Andreas Mayer) và sinh lý học thực nghiệm người Czech (Johannes Purkinije) đã nghiên ra rằng: dấu vân tay của con người là duy nhất không thay đổi theo thời gian (từ lúc sinh ra đến già), không trùng nhau, kể cả 2 người sinh đôi vẫn có dấu vân tay khác nhau. Đó là một trong những lý do vì sao ngành an ninh trên toàn thế giới lưu trữ dấu vân tay trong hồ sơ quản lý công dân.

2. Dấu vân tay có mối liên hệ mật thiết với đặc điểm, tính cách, tiềm năng não bộ và trí tuệ con người

Nhà giải phẫu học, Giáo sư tiến sĩ Harold Cummins đã đưa ra khái niệm sinh trắc học vân tay từ năm 1926. Ông cũng phát hiện ra rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ trong giai đọan tuần thứ 13 đến thứ 19 của thai kỳ.

Dựa vào những thành tựu nghiên cứu khoa học về dấu vân tay hàng trăm năm của các nhà khoa học từ các ngành khác nhau Harold Cummins đã tổng hợp và phát triển thành phương pháp luận để phân tích và đánh giá tính cách, bộ não của con người thông qua sinh trắc dấu vân tay.

Ông xây dựng và xác lập mối quan hệ các chỉ số đường vân tay (RC), hình dạng, chủng loại vân tay ở các ngón tay với đặc điểm, tính cách, tiềm năng não bộ và trí tuệ của con người….

Có nhiều công cụ, phương pháp để xác định đặc điểm, tính cách, khám phá tiềm năng con người. Tuy nhiên, Sinh trắc vân tay là phương pháp hiện đại và chính xác nhất hiện nay, được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Bởi đây là phương pháp khoa học, là thành tựu nghiên cứu và đúc kết hàng trăm năm của các nhà khoa học danh tiếng trên thế giới.

Kết quả phân tích không phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người phân tích và đối tượng được phân tích như những phương pháp khác (phỏng vấn, trắc nghiệm, thực nghiệm…).

 Do đó, để biết được các đặc điểm này thì phương pháp hiệu quả nhất là nghiên cứu phân tích mỗi cá nhân thông qua dấu vân tay trên các ngón tay mà từng người sở hữu.

>