PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ NÃO CHO TRẺ 3 – 5 TUỔI

Đây là giai đoạn con phát triển tư duy thông qua hoạt động, năng khiếu, vui chơi, ngoại khóa, tham quan... Nên cho con chơi các trò chơi để phát triển tư duy để việc rèn trí não thông qua hoạt động chơi chứ không nên ép con học theo ý bố mẹ

1. Rèn luyện trí não bằng cách tập tô màu

Tô màu sẽ giúp trẻ phát triển thị giác, khả năng tư duy, trí tuệ, quan sát và rèn luyện đôi tay khéo léo… Thông qua việc tô màu, trẻ sẽ nhận ra các gam màu sắc cơ bản sẽ giúp chúng phát triển tư duy mọi mặt đồng thời kích thích khả năng sáng tạo. Ba mẹ có thể dành thời gian hướng dẫn, động viên trẻ tô màu và chọn cho tô màu vẽ an toàn và không quên khen ngợi sau khi bé tô màu xong để bé cảm nhận được yêu thương, ghi nhận.

2. Rèn luyện trí não bằng cách nhảy theo nhạc

Mở những bản nhạc nhảy vui nhộn và tất cả tụi nhỏ đều vui thích nhảy theo nhịp điệu, tiết tấu của bản nhạc nhưng khi nhạc vừa dứt thì các bé phải ngồi xuống nhanh nhất có thể. Bé nào ngồi xuống cuối cùng sẽ thua và bước ra khỏi thảm. Các bé còn lại trong thảm sẽ tiếp tục chơi cho đến khi tìm được người thắng cuộc. 

3. Rèn luyện trí não bằng cách chơi trò chơi đặt câu hỏi "nếu"

Trong khi đi xe hoặc bất kỳ khi nào trò chuyện với trẻ, chẳng hạn như tại bàn ăn, hãy đặt câu hỏi “Con sẽ làm gì nếu…?” để trẻ nghĩ ra cách phản ứng với các tình huống khác nhau. Đặt các câu hỏi khuyến khích trẻ phát triển EQ như “Con sẽ làm gì nếu ai đó lấy đồ chơi?” hoặc “Nếu mẹ mắng con về một việc con không làm sai” hoặc “Nếu người khác đánh con không có lý do”. Những câu hỏi này sẽ giúp trẻ nghĩ ra phản ứng thế nào cho tốt nhất vì lúc đó trẻ đang ở tâm trạng bình thường.

4. Rèn luyện trí não bằng cách chơi đóng vai ở nhà

Đầu tiên, trẻ sẽ khám phá trò chơi này bằng cách sao chép những việc mà bạn làm hàng ngày, như nói chuyện điện thoại, gửi thư hay chải đầu. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu chơi những trò phức tạp hơn, liên quan đến bạn, như là làm cho bạn một tách trà tưởng tượng. 

Chơi trò đóng vai cũng thúc đẩy trí tưởng tượng, khả năng ngôn ngữ và cảm xúc của trẻ. Ví dụ, khi bé đóng vai đầu bếp khi chơi trò làm bếp, chúng sẽ quyết định hành động có mục đích và hành xử đầy tự tin. Qua đó, trẻ sẽ cảm thấy hài lòng khi hoàn thành nhiệm vụ và nói liên mồm về những điều chúng đang làm.

Nếu ba mẹ cần tư vấn hãy liên hệ ngay Chuyên viên Thành Đạt YouScan để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

>