LÀM THẾ NÀO KHI CON BẠN LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Bạo lực học đường không phải là điều gì mới. Nhưng sự gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc mang màu sắc xã hội đen gần đây đã khiến xã hội hoang mang, lo lắng. Vậy phụ huynh phải làm gì khi con là nạn nhân của bạo lực học đường?

Lắng nghe con

Khi thấy con bị bắt nạt, nhiều cha mẹ nghĩ ngay tới chuyện chuyển trường, chuyển lớp cho con. Tuy nhiên đây không phải là một cách làm hoàn hảo. Mà cách dạy con tốt nhất nên làm là cha mẹ nên dạy con đối mặt với vấn đề này. Cho trẻ lên tiếng, khuyến khích con nói về điều này và dũng cảm đối diện với nó.
Cha mẹ hãy lắng nghe để hiểu con. Và cho con thấy mình là một chỗ dựa vững chắc để con tin tưởng, tâm sự. Bậc phụ huynh hãy trao đổi vấn đề này với nhà trường, thầy cô để họ để ý kịp thời tới con mình. Bạn có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt bé nhà mình. Điều này giúp hai gia đình cùng nhau đưa ra được phương án thích hợp

Dạy con cách đối phó khôn ngoan khi con bị bắt nạt

Không chỉ hai trường hợp trên mà rất nhiều phụ huynh cũng gọi điện xin tư vấn đề hiện tượng con bị bắt nạt. Chuyên gia chia sẻ, có những phụ huynh dạy con khi bị bắt nạt rất sai lầm như: Nên im lặng, chịu đựng, một điều nhịn là chín điều lành. Quả nhiên, đứa trẻ đó ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lì, ít nói. Có nhiều phụ huynh còn dạy con đánh trả lại. Đó cũng không phải là điều hay. Chẳng khác gì bố mẹ gieo vào đầu con trẻ quan niệm dùng vũ lực để giải quyết.
Đứng trước tình huống này, cha mẹ nên khuyên con bình tĩnh. Cương quyết “dằn mặt” trẻ bắt nạt mình bằng chiêu: nhìn thẳng vào họ và dõng dạc nói “không được trêu tớ nữa”. Nếu tình trạng con bị bắt nạt vẫn tiếp tục tái diễn, con nên chủ động thông báo cho thầy cô giáo, bố mẹ biết tình trạng của mình

Trang bị cho con kỹ năng tự bảo vệ

Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp vì xấu hổ nên trẻ thường không nói rõ với cha mẹ, thầy cô. Vì thế gia đình và nhà trường cần chú ý để tâm tới sự khác lạ ở trẻ. Dạy con ngoan nhưng cũng cần dạy con độc lập và dạn dĩ. Cha mẹ cần lắng nghe và chủ động hỏi han con. Việc lắng nghe và động viên hỏi thăm con không chỉ có lợi trong trường hợp trẻ bị bắt nạt. Mà còn có lợi trong mọi vấn đề mà con gặp phải. Điều này cũng giúp trẻ biết được cha mẹ luôn ở bên cạnh, luôn lắng nghe và hiểu con.

Hãy dạy trẻ tính tự lập.

Trang bị cho con những cách đối phó với việc này: Cách chọn bạn, tránh xa những bạn không tốt, mở rộng mối quan hệ bạn bè thông qua việc tham gia các hoạt động trường lớp, cho con học võ. Dạy con đi đâu cũng nên đi đông, tránh đi một mình vào chỗ khuất tầm nhìn của người lớn. Và tuyệt đối không đáp trả bạn bằng vũ lực.

Trong những gia đình có kỹ năng, biết cách hỏi han con cái, thường trẻ có xu hướng muốn chia sẻ khó khăn ở trường với cha mẹ. Kỹ năng làm cha làm mẹ không dễ dàng; không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách khơi gợi cho đứa trẻ tâm sự với mình, nhất là với những trẻ có tính cách rụt rè, kín đáo.

>