TRẺ LÀM BÀI CẨU THẢ BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?

Làm bài cẩu thả là “căn bệnh” thường gặp ở nhiều học sinh tiểu học. Sự cẩu thả khiến cho trẻ mắc lỗi ở những bài tập không đáng sai, dẫn tới bị điểm kém ở các kì kiểm tra. Có con mắc tật xấu này, cha mẹ thường rất lo lắng, vậy phải làm thế nào để giúp trẻ cẩn thận hơn? Tham khảo ngay phương pháp dưới đây!

1. Phương pháp thứ nhất: giúp trẻ tìm ra “ điểm cẩu thả”

Bà mẹ của một đứa trẻ 10 tuổi rất tâm đắc với việc giải quyết vấn đề cẩu thả của con mình cho biết: Điểm toán của con tôi khá thấp, tôi và con tôi đã phân tích kỹ nguyên nhân tại sao con hay đưa ra những câu trả lời sai. Hai mẹ con đã cùng kết luận: không phải không biết cách làm mà lỗi là do hiểu nhầm đề bài. Từ đó tôi hiểu được rằng: “đọc sai đề bài chính là “điểm cẩu thả” của con. Vì thế tôi nói với con: “lý do con cẩu thả là mỗi lần đi thi, tâm trí của con lướt qua”. Vậy phải làm thế nào?

Sau này mỗi lần đọc đề bài, nhắm mắt và đếm đến 3 sau đó mở mắt và viết ra, như thế không dễ gì bị sai. Bởi vì con đã không để tâm trí mình bị lướt qua mà để cho ý thức gặp phải một rào cản. Nó giống như chú cảnh sát giao thông đặt biển báo ở nơi dễ xảy ra tai nạn”. Con tôi áp dụng cách tôi hướng dẫn nó, hiệu quả thực sự rõ ràng.
Mỗi lần làm bài tập về nhà, lỗi sai do cẩu thả giảm đi khá nhiều. Kết luận lại, đối diện với những lỗi cẩu thả của con, người mẹ không phê phán, không giảng giải với con “bài học chính trị”. Tốt nhất là giúp con một cách cụ thể bằng cách tìm ra mấu chốt của vấn đề, áp dụng phương pháp đúng để giúp trẻ giải quyết vấn đề.

2. Phương pháp thứ hai: cho trẻ chuẩn bị một cuốn sách ghi lỗi sai

Một học sinh với cuốn vở chính tả với đầy lỗi sai. Bà mẹ đã hỏi ý kiến một chuyên gia giáo dục và dưới sự hướng dẫn của chuyên gia bà đưa ra một sáng kiến hay. Bà mẹ và đứa con đã đếm và sắp xếp các lỗi chính tả trong cuốn vở. Sau khi sắp xếp xong bà mẹ và con đều ngạc nhiên thấy rằng: thì ra những từ sai chỉ gồm có mấy từ. Cuối cùng bà mẹ chuẩn bị cho con một cuốn tập, viết lại những từ hay sai vào trong cuốn vở đó và phân tích lý do viết sai của những từ đó rồi viết vào cuốn sách. Qua sự hướng dẫn kiên nhẫn của bà mẹ và sự kiên trì nghiêm túc của con, sau một tuần, lỗi chính tả trong vở của trẻ đã giảm đi đáng kể. Có thể áp dụng phương pháp này vào trong việc học môn Toán, chính nhờ phương pháp này mà phần lớn lỗi do cẩu thả của trẻ con được giải quyết. Và nếu con bạn mắc tật cẩu thả, hãy chuẩn bị cho con một cuốn sách viết lỗi sai.

Trong thực tế, tật cẩu thả được sửa chữa một cách nghiêm túc mà vấn đề này chủ yếu được kiểm soát về mặt tinh thần và ý thức. Khi trẻ gặp vấn đề tương tự trong tương lai, đại não sẽ tự động đưa ra lời cảnh báo và phản ứng sớm để hiện tượng cẩu thả có thế được kiểm soát ở mức tối đa. Điều này cũng giống như một người đi trên băng, vì băng rất trơn nên phải cẩn thận kẻo ngã. Vì cẩn thận để đi nên những sai lầm theo đó mà giảm đi rất nhiều.

3. Phương pháp thứ ba: “Làm ầm ĩ lên”

Khi gặp phải một đứa trẻ mắc tật cẩu thả, người mẹ thông thường sẽ chỉ trích, phê phán nhưng làm thế hiệu quả không rõ rệt. Trên thực tế, nếu người mẹ thay đổi suy nghĩ của mình, thì làm ầm ĩ lên (khoa trương) cũng là một ý tưởng hay.

Một người mẹ giới thiệu kinh nghiệm của mình như thế này:

Đôi khi, tôi không luôn luôn để mắt đến những lỗi của con mắc phải do thiếu cẩn thận nhưng tôi tìm cơ hội để biểu dương sự tỉ mỉ, cẩn thận của con. Ví dụ khi con lau nhà sạch sẽ mà không cần mẹ giục giã nhắc nhở, tôi sẽ bỏ qua một lỗi trẻ mắc phải do cẩu thả trước đây. Trên tường trong nhà tôi có treo một bảng biểu cẩn thận, tỉ mỉ. Mỗi khi trẻ cẩn thận, tôi đánh một ngôi sao năm cánh màu đỏ lên tường. Khi ngôi sao năm cánh đủ 5 sao tôi sẽ thưởng cho con một phần thưởng nhỏ hoặc đưa con đi ăn KFC..sau khi được thưởng 2 lần nhỏ, con sẽ được tặng một phần thưởng lớn: mua quần áo mới,mua đồ chơi mới, hộp bút chì mới… Điều này duy trì trong một thời gian dài, tôi phát hiện sự cẩn thận của con tăng lên đáng kể và sự cẩu thả của con giảm đi khá nhiều.

Các bà mẹ nên chú ý đến điều này, khi gặp trẻ mắc bệnh cẩu thả tuyệt đối đừng dán nhãn tiêu cực lên trẻ: “con thật sự không thay đổi” “con mãi là một con sâu cẩu thả” ‘tật cẩu thả của con mãi không thay đổi được”. Khi cha mẹ nói những điều này, trẻ sẽ mất dần sự tự tin.

Mọi người đều có xu hướng chứng minh bản thân, trẻ con lại càng hơn thế. Nếu chúng ta nỗ lực tìm kiếm “điểm cẩn thận” của trẻ và nhân cơ hội này khẳng định và khuyến khích trẻ, trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình thực sự cẩn thận. Khi “điểm cẩn thận” của trẻ tăng lên thì tính cẩn thận trở thành thói quen của trẻ.

4. Phương pháp bốn: phát triển thói quen sống ngăn nắp trật tự cho trẻ

Tật cẩu thả của trẻ không phải sinh ra trong một ngày. Nếu như trẻ ngay từ khi sinh ra đã sống trong một gia đình sinh hoạt bừa bãi, đồ đạc vứt bừa bộn, không có lịch cố định, không có thói quen sinh hoạt tốt, trẻ sẽ làm việc theo kiểu lơ mơ, cẩu thả..Do đó cha mẹ nên hướng dẫn trẻ phát triển thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Trong cuộc sống hàng ngày để trẻ phát triển thói quen tự bảo quản đồ đạc của mình, không chỉ là đồ dùng học tập, quần áo giày dép... mà còn phải sắp xếp gọn gàng vào trong tủ, tự bảo quản đồ dùng. Trong học tập, phải phát triển thói quen tốt ngày nào cũng phải hoàn thành xong bài tập về nhà của ngày hôm đó, làm xong phải kiểm tra, trước mỗi bài học mới phải chuẩn bị bài, sau khi học xong bài phải ôn bài cẩn thận..

Trong cuộc sống và học tập đều được thực hiện gọn gàng và ngăn nắp, hiện tượng bất cẩn và cẩu thả đương nhiên là giảm đi nhiều.

>